Dệt thổ cẩm được xem là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Ê Đê nói riêng và của các tộc người thiểu số ở khu vực Đắk Nông nói chung; và là nghề phụ trong hoạt động kinh tế của các tộc người này. Đây là nghề thủ công dành cho nữ giới trong cộng đồng. Sản phẩm làm ra được sử dụng trong gia đình, hoặc làm quà tặng trong các dịp lễ hội của cá nhân, của cộng đồng. | Nghề thổ cẩm trong đời sống của người Ê Đê ở Đắk Nông Huỳnh Ngọc Thu, Trần Thị Ngọc Lưu Số 4(43)-2019 NGHỀ THỔ CẨM TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở ĐẮK NÔNG Huỳnh Ngọc Thu(1), Trần Thị Ngọc Lưu(1) (1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM) Ngày nhận bài 28/52019 Ngày gửi phản biện 2/6/2019; Chấp nhận đăng 30/6/2019 Liên hệ:hnthu76@ Tóm tắt Dệt thổ cẩm được xem là một trong những nghề thủ công truyền thống của người Ê Đê nói riêng và của các tộc người thiểu số ở khu vực Đắk Nông nói chung; và là nghề phụ trong hoạt động kinh tế của các tộc người này. Đây là nghề thủ công dành cho nữ giới trong cộng đồng. Sản phẩm làm ra được sử dụng trong gia đình, hoặc làm quà tặng trong các dịp lễ hội của cá nhân, của cộng đồng. Tuy là nghề phụ, không đem đến nguồn thu nhập chính cho gia đình và cộng đồng, nhưng nghề dệt thổ cẩm đã và đang có những vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Ê Đê ở Đắk Nông. Để tìm hiểu rõ vai trò này, chúng tôi đã thực hiện điền dã dài ngày tại cộng đồng Ê Đê ở huyện Cư Jút vào năm 2018; và đã tiến hành quan sát - tham dự tại các gia đình làm nghề dệt thổ cẩm; ngoài ra còn phỏng vấn sâu đối với các nghệ nhân, người thợ và cả những người đang học nghề để biết về vai trò nghề này đối với cộng đồng như thế nào. Nhờ đó, chúng tôi hiểu được, nghề dệt thổ cẩm có những đóng góp quan trọng trong đời sống của Ê Đê ở Đắk Nông nói riêng và ở khu vực Tây Nguyên nói chung kể cả trong truyền thống cũng như hiện tại. Từ khóa: dệt thổ cẩm, kinh tế, quà tặng, truyền nghề, văn hóa, xã hội Abstract BROACADE WEAVING CRAFT IN THE EDE EHNIC PEOPLE IN DAK NONG PROVINCE Brocade weaving is considered as one of the traditional handicrafts of the Ede people in particular and of the ethnic minorities in Dak Nong province in general. It is also identified as a secondary occupation in the economic activities of these ethnic groups and often created by craftswomen in the .