Trách nhiệm xã hội của trí thức Nho giáo Việt Nam xưa

Nho giáo trước hết là một hệ thống triết học đạo đức và triết học chính trị - xã hội. Lý tưởng của Nho giáo là kinh bang tế thế, xây dựng quốc gia giàu mạnh, mang lại hạnh phúc cho nhân sinh. Lý tưởng này được thể hiện qua mối quan hệ giữa hai khái niệm, cũng là hai con đường cơ bản của Nho giáo là “Nội thánh” và “Ngoại vương”: giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, giữa chiều hướng nội và chiều hướng ngoại, giữa lý tưởng và hoạt động thực tiễn. | Trách nhiệm xã hội của trí thức Nho giáo Việt Nam xưa TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRÍ THỨC NHO GIÁO VIỆT NAM XƯA PGS,TS PHẠM VĂN ĐỨC TS NGUYỄN TÀI ĐÔNG Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nho giáo trước hết là một hệ thống triết học đạo đức và triết học chính trị - xã hội. Lý tưởng của Nho giáo là kinh bang tế thế, xây dựng quốc gia giàu mạnh, mang lại hạnh phúc cho nhân sinh. Lý tưởng này được thể hiện qua mối quan hệ giữa hai khái niệm, cũng là hai con đường cơ bản của Nho giáo là “Nội thánh” và “Ngoại vương”: giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, giữa chiều hướng nội và chiều hướng ngoại, giữa lý tưởng và hoạt động thực tiễn. Mạnh Tử trong thiên “Tận tâm thượng” có nói: “Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ” (Khi chưa gặp thời thì làm điều tốt cho riêng mình, lúc hiển đạt thì làm thiện khắp thiên hạ). Nguyễn Công Trứ, một nhà nho lỗi lạc của Việt Nam đã bộc lộ ý chí từ thủa hàn vi của ông: “Làm trai đứng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông”. Công danh sự nghiệp ở đây chính là công danh sự nghiệp tiêu biểu của một nhà nho. Ông từng thốt lên hai câu thơ: “Nhập thế cục, bất khả vô công nghiệp. Xuất mẫu hoài, tiên thị hữu quân thân” (Đi vào cuộc đời, không thể không có công danh sự nghiệp. Lọt lòng mẹ ra, đã có vua và cha rồi). Nội thánh ngoại vương vừa chú trọng đến tu dưỡng bên trong, tự hoàn thiện nhân cách cũng như đời sống tinh thần của bản thân, vừa không ngừng nhấn mạnh đến mục tiêu lý tưởng “trị nước giúp đời” hay “trị đời giúp dân”. Trong Nho giáo, yếu tố định mệnh nhiều khi được nhắc đến như là một luật của tự nhiên. Bản thân Khổng Tử nhắc nhiều đến khái niệm “mệnh” mang ý nghĩa của “thiên mệnh”. Khổng Tử nói: “Quân tử hữu tam úy: úy thiên mệnh, úy đại nhân, úy thánh nhân chi ngôn” (Quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ đại nhân và sợ lời nói của thánh nhân). Trong Luận ngữ có câu: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên” (Sống và chết là do số mệnh, còn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.