Ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của đề cương văn hóa Việt Nam

Đề cương văn hóa Việt Nam là một văn kiện quan trọng của Đảng, do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. Đề cương ra đời như ngọn đèn pha soi rọi cho nền văn hóa cách mạng phát triển trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. | Ý nghĩa lịch sử và giá trị bền vững của đề cương văn hóa Việt Nam NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THỰC TIỄN Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM PGS, TS PHÙNG VĂN THIẾT Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng Đề cương văn hóa Việt Nam là một văn kiện quan trọng của Đảng, do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. Đề cương ra đời như ngọn đèn pha soi rọi cho nền văn hóa cách mạng phát triển trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. 70 năm qua, Đề cương Văn hóa Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc, chỉ đạo tiến trình phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay. Ở nước ta vào đầu những năm 40 thế kỷ XX, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội rất rối ren và phức tạp. Thực dân Pháp đã biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu cũ, nhưng nước Pháp lại thua trận rơi vào tay phátxít Đức và phátxít Nhật nhảy vào Đông Đương (9-1940). Nhân dân ta lầm than trong tình cảnh một cổ hai tròng . Vì thế, vùng dậy đấu tranh, đuổi giặc, cứu nước có ý nghĩa sống còn đối với toàn dân tộc. Vấn đề huy động lực lượng cho một cuộc cách mạng làm thay đổi vận mệnh dân tộc trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nhưng, để làm được điều đó, trước tiên cần phải có một bước mở đầu về lý luận làm tiền đề. Bởi, chỉ có như vậy mới thức tỉnh được quần chúng, định hướng được nguồn lực, quy tụ được sức mạnh. Đối tượng phù hợp nhất cho bước mở đầu này, không thể là ai khác ngoài tầng lớp trí thức đương thời. Nhưng bản thân tầng lớp này, như thực tế lịch sử cho thấy, lại đang bị chia rẽ bởi những khuynh hướng văn hóa - tư tưởng khác nhau. Ngay sau khi phátxít Nhật nhảy vào Đông Dương, một bộ phận trí thức tỏ ra “thức thời” - một mặt họ chủ trương bài Pháp, quay sang chê bai và miệt thị văn hóa phương Tây, mặt khác lại tỏ rõ lòng tin mù quáng vào thuyết “đồng văn, đồng chủng”, ca ngợi hết lời phong tục, tập quán và tinh thần “võ sĩ đạo” của văn hóa Nhật. Trào lưu “cạo trọc đầu”, nói tiếng Nhật bồi,. nhanh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.