Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hộ và xây dựng nông thôn mới, một số kết quả bước đầu trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng, một số kiến nghị nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng. | Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Hồng hiện nay PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRONG TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY Ths ĐỖ VĂN QUÂN Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1. Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hộ và xây dựng nông thôn mới Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ. Sớm nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988), hộ nông dân đã thực sự được trao quyền tự chủ trong sản xuất, và do đó đã khơi dậy nhiều nguồn lực và tiềm năng để kinh tế hộ gia đình phát triển; người nông dân gắn bó với ruộng đất hơn, chủ động đầu tư vốn để thâm canh tăng vụ, ruộng đất được sử dụng tốt hơn. Nghị quyết Trung ương 6 lần 1 (khoá VIII) với chủ trương tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định kinh tế hộ gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị định số 66/HĐBT ngày 2-3-1992; Luật Doanh nghiệp (2005) đã khẳng định: Chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về vốn và kết quả kinh doanh của mình, mặt khác Nhà nước cũng có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có số vốn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.