Bài viết trình bày những thách thức đối với trào lưu dân chủ xã hội đầu thế kỷ XXI, những nỗ lực thích nghi của trào lưu DCXH từ đầu thế kỷ XXI. | Các Đảng dân chủ xã hội - những thách thức và nỗ lực trong đầu thế kỷ XXI LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI CÁC ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI - NHỮNG THÁCH THỨC VÀ NỖ LỰC TRONG ĐẦU THẾ KỶ XXI TS BÙI VIỆT HƯƠNG Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ThS NGUYỄN THI ƯNG Khoa chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I Trong nhiều thập kỷ, trào lưu dân chủ xã hội (DCXH) được coi là một hiện tượng của chính trị phát triển. Tuy nhiên, tổn thất chính trị những năm gần đây của các đảng DCXH đã buộc trào lưu này phải nhanh chóng điều chỉnh, cải cách cương lĩnh, đường lối chiến lược, chính sách để thích ứng và tồn tại. 1. Những thách thức đối với trào lưu dân chủ xã hội đầu thế kỷ XXI Thế kỷ XXI được nhiều người coi là thế kỷ của nền DCXH. Nhưng ước mơ về một châu Âu DCXH không kéo dài. Đến năm 1999, sự thay đổi trong Chính phủ Áo đã khởi xướng làn sóng thay đổi. Hai năm sau, cánh tả ở Na Uy, Đan Mạch và Italia bị đẩy ra khỏi văn phòng, tiếp theo là Bồ Đào Nha, Pháp và Hà Lan (2002), ở Đức (2009) và cuối cùng ở Anh (2010). Chỉ có Đảng Lao động ở Tây Ban Nha và Đảng Lao động Na Uy, còn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và duy trì được quyền lực sau năm 2009. Đến năm 2010, các đảng DCXH chỉ còn giữ được quyền lãnh đạo ở 5/27 nước. Cùng với những thất bại trong bầu cử, quy mô đảng viên của các đảng DCXH cũng thu hẹp lại. Số đảng viên DCXH ở Đan Mạch, năm 2009, chỉ còn . Số đảng viên của Đảng DCXH Hà Lan (PvdA) cũng chỉ còn khoảng 54 nghìn. Số đảng viên DCXH Thụy Điển và DCXH Na Uy giảm 2/3 so với những năm 1990, lần lượt còn khoảng 160 nghìn và 130 nghìn. Đảng SPO (Áo) từng là đảng DCXH đông nhất châu Âu cũng chỉ còn 243 nghìn đảng viên. Theo dự tính, trong nội bộ Đảng, SPO có thể sẽ mất thành viên cuối cùng vào năm 2018. Kết quả bầu cử suy giảm dẫn đến trợ cấp nhà nước cho các đảng chính trị, vốn dựa chủ yếu vào số phiếu thu được cũng giảm, buộc các đảng phải cơ cấu .