Tiểu luận môn Kinh tế vĩ mô: Kích cầu trình bày khái quát về khái niệm, quan điểm của Keynes về kích cầu, biện pháp kích cầu, thực trạng của việc kích cầu, những “tác dụng phụ” của việc kích cầu,.Mời bạn đọc cùng tham khảo. | , Dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc vốn được coi là một động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới, sau nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số, cũng đã giảm chỉ còn 9% trong quý III vừa qua. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ tăng 7,5% trong năm 2008, mức thấp nhất trong vòng 19 năm qua. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng từ 16% tháng 6 xuống còn 8,2% tháng 10, thấp nhất trong bảy năm qua. Xuất khẩu suy giảm do khủng hoảng tài chính, theo dự báo sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009, kéo theo sự sụt giảm nhiều ngành sản xuất khác và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Những tháng cuối năm 2008, tỷ lệ tăng truờng đầu tư trong lĩnh vực bất động sản rơi về 0. Sản lượng thép giảm hơn 20% so với năm trước. Tiêu thụ điện giảm 10%. Những điều này là những chỉ báo cho thấy mô hình phát triển cũ dự vào xuất khẩu và đầu tư đã đi đến bế tắc. Lo ngại trước những chiều hướng sụt giảm này, chính phủ Trung Quốc nhanh chóng đưa ra gói kích cầu khoảng 586 tỷ USD, chủ yếu cho các dự án phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. doanh số bán xe ủi đất, máy xúc, cần trục xây dựng cao chưa từng thấy trong tháng 3. Doanh số bán xe hơi tăng 27,2% sau động thái giảm thuế phương tiện cỡ nhỏ bắt đầu đầu có hiệu lực vào ngày 20/1, giúp doanh số trong trong quý 1 tăng đáng kể 3,9%. Trong lúc GDP tăng trưởng 6,1%, thấp nhất trong gần một thập kỷ, nhiều nhà phân tích hiện đang hướng đến khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ có triển vọng tăng nhanh hơn. Vào ngày 22/4, ngân hàng Goldman Sachs dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ đạt 8,3% trong năm nay so với dự báo trước đó là 6%. Những ngân hàng khác cũng ngày càng lạc quan hơn.