Bài viết này khảo cứu về ngôi vị Tể tướng dưới thời Trần từ góc độ so sánh với quan chế Trung Quốc để thấy rõ được sự tương đồng và khác biệt về tên gọi và sự biến đổi của danh xưng; về nguồn gốc xuất thân, chức nhiệm và bản chất nắm quyền của chế độ Tể tướng ở cả hai nước. | Quan chế thời Trần trong so sánh với Trung Quốc: Tiếp cận từ ngôi vị Tể tướng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 3-11 This paper is available online at QUAN CHẾ THỜI TRẦN TRONG SO SÁNH VỚI TRUNG QUỐC: TIẾP CẬN TỪ NGÔI VỊ TỂ TƯỚNG Phan Ngọc Huyền Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này khảo cứu về ngôi vị Tể tướng dưới thời Trần từ góc độ so sánh với quan chế Trung Quốc để thấy rõ được sự tương đồng và khác biệt về tên gọi và sự biến đổi của danh xưng; về nguồn gốc xuất thân, chức nhiệm và bản chất nắm quyền của chế độ Tể tướng ở cả hai nước. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp nhận diện rõ hơn về những giá trị đặc thù và tính dân tộc của quan chế thời Trần trong so sánh với quan chế Trung Quốc từ thời Đường - Tống đến đầu thời Minh. Từ khóa: Tể tướng, quan chế, thời Trần, Trung Quốc. 1. Mở đầu Nghiên cứu về lịch sử chế độ Tể tướng trong lịch sử trung đại Việt Nam nói chung và Tể tướng thời Trần nói riêng là một vấn đề mới trong hướng nghiên cứu về quan chế hiện nay. Tiếp nối những nghiên cứu ban đầu của cùng tác giả như Bàn về chức Tể tướng thời Lý - Trần (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 năm 2016, tr. 19-29) [1], Ngôi vị Tể tướng trong thiết chế chính trị Đại Việt thế kỉ XI - XVIII (trong sách Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam do Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr. 35-71) [2], bài viết này tiếp cận vấn đề ở một khía cạnh khác, từ góc độ so sánh giữa ngôi vị Tể tướng dưới thời Trần với một số triều đại của Trung Quốc. Có thể thấy, hệ thống quan chức dưới thời Trần, trong đó có ngôi vị Tể tướng đã được thiết lập khá hoàn chỉnh, thể hiện tính chuyên môn hóa ngày càng cao và đặc biệt đã có sự khác biệt không nhỏ so với quan chế Trung Quốc. Trong so sánh với quan chế của Trung Quốc từ thời Tống, Liêu, Nguyên đến đầu thời Minh (có so sánh với cả thời Đường trước .