Thái độ sai lầm của Vương Duy đối Đào Tiềm hay là vấn đề mâu thuẫn giữa “xử thế” và “ẩn dật”

Vương Duy xem ra lấy làm tiếc cho hành động “quy khứ” của Uyên Minh. Thái độ đó nếu không phải là sản phẩm của một quan điểm sống trái ngược với Đào Tiềm thì cũng là một cách tự biện hộ cho hành động “ẩn tại triều” của bản thân ông. Phản bác lại Vương Duy, bài viết này đồng thời cũng nêu rõ quan điểm cho rằng Đào Tiềm tự cho mình đơn giản chỉ là người “từ quan” để sống cuộc sống của chính mình. | Thái độ sai lầm của Vương Duy đối Đào Tiềm hay là vấn đề mâu thuẫn giữa “xử thế” và “ẩn dật” HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 67-74 This paper is available online at THÁI ĐỘ SAI LẦM CỦA VƯƠNG DUY ĐỐI ĐÀO TIỀM HAY LÀ VẤN ĐỀ MÂU THUẪN GIỮA “XỬ THẾ” VÀ “ẨN DẬT” “朝隐”者不喜“歸去”人 (濫談王右丞與陶徵士之事) Lê Thời Tân và Nguyễn Thị Hương Lan Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Vương Duy xem ra lấy làm tiếc cho hành động “quy khứ” của Uyên Minh. Thái độ đó nếu không phải là sản phẩm của một quan điểm sống trái ngược với Đào Tiềm thì cũng là một cách tự biện hộ cho hành động “ẩn tại triều” của bản thân ông. Phản bác lại Vương Duy, bài viết này đồng thời cũng nêu rõ quan điểm cho rằng Đào Tiềm tự cho mình đơn giản chỉ là người “từ quan” để sống cuộc sống của chính mình. Thái độ đó vượt lên trên nỗi đau khổ xuất-xử mà sĩ nhân đời sau quen hình dung, phản ánh thực chất tinh thần và cốt cách của thi hào này. Từ khóa: Vương Duy, Đào Tiềm, “quy khứ”, “ẩn tại triều”, bi kịch xuất-xử hành tàng. 1. Mở đầu Trong suốt thời đại phong kiến, Đào Uyên Minh (陶淵明 352-427) đã được đọc hiểu như là một điển phạm của truyền thống dật sĩ và đại biểu vĩ đại nhất của thi ca điền viên Trung Hoa. Bức chân dung dật sĩ ẩn cư chốn điền viên Đào Uyên Minh hiện dần lên với vẻ siêu thoát, cao nhã đặc biệt. Hình dung phổ biến đó không có gì thay đổi đáng kể trong suốt thời cận-hiện đại. Dĩ nhiên cũng từng xuất hiện tiếng nói đòi lật ngược vấn đề. Chẳng hạn, học giả Nhật Bản Okamura Shigeru tuyên bố trong lời nói đầu công trình Đào Uyên Minh tân luận: “Truyền thống có thói quen coi Đào Uyên Minh là thi nhân thoát tục hay thi nhân ẩn dật. Đó là lí do mà người ta kính trọng và ca tụng ông. Trong chuyên luận Đào Uyên Minh tân luận này, tôi đặt lại vấn đề đánh giá đó” [1; ]. Chúng tôi cho rằng quan điểm thứ nhất có thể bị xem là một lối mĩ hóa,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.