Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy đã tạo dựng một không gian văn hóa với tầng lớp các mã văn hóa dân gian, văn hóa cộng đồng của miền cao cực bắc Việt Nam. Đó là một bức tranh đời sống với những đặc trưng của địa bàn cư trú, với các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác, cách thức mưu sinh, các thủ tục, lễ nghi của người H’mông. | Văn hóa truyền thống H’mông trong tiểu thuyết lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 12-22 This paper is available online at VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG H’MÔNG TRONG TIỂU THUYẾT LẶNG YÊN DƯỚI VỰC SÂU CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Lê Trà My Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lặng yên dưới vực sâu của Đỗ Bích Thúy đã tạo dựng một không gian văn hóa với tầng lớp các mã văn hóa dân gian, văn hóa cộng đồng của miền cao cực bắc Việt Nam. Đó là một bức tranh đời sống với những đặc trưng của địa bàn cư trú, với các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác, cách thức mưu sinh, các thủ tục, lễ nghi của người H’mông. Hệ thống mã văn hóa H’mông đã tạo nên một không khí truyện đầy chất vùng cao. Lớp không gian tự sự vùng cao trở thành kí hiệu quyển (semiosphère), trường lực của nó chi phối mạnh mẽ và kết dính hệ thống motip truyện kể. Nhà văn đã tái sinh các motip dân gian như cướp vợ, mồ côi, tự vẫn, tạo nên những biến thể mới, duy trì và làm đa dạng gene văn hóa cộng đồng. Tác phẩm đã khơi vào kí ức tộc người, sử dụng nét văn hóa đặc thù truyền thống, kết hợp với những cách thức tự sự mới để nói những câu chuyện của người H’mông thời hiện đại. Từ khóa: Văn hóa H’mông, motip dân gian, mã văn hóa. 1. Mở đầu Thế giới bước vào thời kì văn hóa hậu công nghiệp, thời đại hậu hiện đại, thời của số hóa, thế giới phẳng. Trong bối cảnh đương đại, khi nhiều nghệ sĩ thử nghiệm những phương thức sáng tạo mới, chọn những cách biểu hiện hiện đại cho những vấn đề có tính quốc tế, dễ hội nhập, xóa nhòa ranh giới khu vực, thì Đỗ Bích Thúy lại chọn cho mình con đường tìm về với những nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của vùng cực bắc Việt Nam. Vùng đất Hà Giang quê chị và cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây đã trở thành nguồn chất liệu dồi dào, khơi mạch cho nhiều trang viết của chị. Có thể thấy, trong .