Tính triết luận trong quan niệm về văn chương của Nguyễn Khải

Nguyễn Khải là nhà văn lớn của nền văn chương Việt Nam hiện đại. Trong suốt 50 năm sáng tác, Nguyễn Khải khẳng định phong cách nghệ thuật giàu tính triết luận. Phong cách ấy bộc lộ trước hết trong quan niệm về văn chương: “Văn chương là khoa học thể hiện lòng người”. | Tính triết luận trong quan niệm về văn chương của Nguyễn Khải HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 44-49 This paper is available online at TÍNH TRIẾT LUẬN TRONG QUAN NIỆM VỀ VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN KHẢI Phạm Thị Xuân Đài Phát thanh Truyền hình Thành phố Thanh Hóa Tóm tắt. Nguyễn Khải là nhà văn lớn của nền văn chương Việt Nam hiện đại. Trong suốt 50 năm sáng tác, Nguyễn Khải khẳng định phong cách nghệ thuật giàu tính triết luận. Phong cách ấy bộc lộ trước hết trong quan niệm về văn chương: “Văn chương là khoa học thể hiện lòng người”. Quan niệm này được bộc lộ từ sở thích, cách hành xử, rèn luyện ngoài cuộc đời đến hành trình nhận thức và sự nhất quán trong quan điểm thẩm mĩ về văn chương của ông. Từ khóa: Nhà văn Nguyễn Khải, triết luận, quan niệm văn chương. 1. Mở đầu Năm 1957 khi tham dự Hội nghị thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của tiểu thuyết Xung đột (khi ấy mới 27 tuổi) đã bộc lộ quan niệm về văn chương: “Tôi quan niệm nghệ thuật đơn giản như sau: là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người” [1]. Sở thích và tư duy nghiên cứu, phân tích, đánh giá, khái quát ấy đã định hình thành phong cách triết luận và phong cách này đã gắn liền với bút pháp văn chương Nguyễn Khải suốt 50 năm hành trình sáng tạo. Nhiều nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu đã nhận ra đặc điểm nổi bật này trong các sáng tác của ông: PGS Nguyễn Văn Long dùng khái niệm “triết luận” để định danh cho khuynh hướng tiểu thuyết của Nguyễn Khải; Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Trước đây, ông thiên về chính luận và triết lí xung quanh vấn đề chính trị. Giai đoạn sau này văn phong ông chuyển từ chính luận sang triết luận. ” [2;138]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khẳng định “Mỗi khi đọc Nguyễn Khải là tìm tới một triết lí nào đó” [3, tr11 ]; Bích Thu nhận ra “giọng triết lí, tranh biện” trong tác phẩm của Nguyễn Khải [2,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.