Bài viết trình bày việc xây dựng, phát triển một hệ thống bài giảng điện tử tích hợp các công cụ trình diễn 3D để hỗ trợ giảng dạy theo mô hình vai mẫu đối với kịch hát dân tộc, áp dụng cho sinh viên chuyên ngành sân khấu điện ảnh. Kết quả đã được đánh giá và thể hiện sự phản hồi tích của các giảng viên và sinh viên trực tiếp tham gia. | Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ giảng dạy kịch hát dân tộc dựa trên công nghệ 3D và thực tại ảo HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 4, pp. 40-50 This paper is available online at XÂY DỰNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ GIẢNG DẠY KỊCH HÁT DÂN TỘC DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ 3D VÀ THỰC TẠI ẢO Hoàng Tiểu Bình1, Ma Thị Châu2, Ngô Thị Duyên2, Lê Thanh Hà2 và Đinh Quang Trung3 1 Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội 3 Viện Sân khấu Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Tóm tắt. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đã và đang là một xu thế tất yếu trong giáo dục. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy các loại hình nghệ thuật đã có những bước tiến đáng kể. Ứng dụng công nghệ thực tại ảo và số hóa dữ liệu dưới định dạng 3D (3-Dimension) vào giảng dạy các loại hình kịch hát dân tộc là một trong những hướng đi còn khá mới và chưa có nhiều nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng, phát triển một hệ thống bài giảng điện tử tích hợp các công cụ trình diễn 3D để hỗ trợ giảng dạy theo mô hình vai mẫu đối với kịch hát dân tộc, áp dụng cho sinh viên chuyên ngành sân khấu điện ảnh. Kết quả đã được đánh giá và thể hiện sự phản hồi tích của các giảng viên và sinh viên trực tiếp tham gia. Từ khóa: Thực tại ảo, kịch hát dân tộc, công nghệ 3D, đào tạo trực tuyến. 1. Mở đầu Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thực tại ảo VR (Virtual Reality) trong thực tiễn đã thực sự không còn là các thử nghiệm nữa mà đã được đưa vào sử dụng trong những năm gần đây. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ thực tại ảo trong giảng dạy các loại hình kịch hát dân tộc nói riêng và trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung vẫn còn rất nhiều hạn chế và thách thức. Đứng trước các cơ hội mà công nghệ mang