Xây dựng thang đo đánh giá năng lực từ vựng tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số

Bài viết này trình bày khái niệm năng lực từ vựng tiếng Việt, từ đó xác định quy trình thiết kế thang đo năng lực từ vựng tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số. Việc xác định được chuẩn đánh giá năng lực từ vựng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi truyền thụ kiến thức cho học sinh và có những phương pháp dạy học phù hợp để có thể phát triển năng lực người học. | Xây dựng thang đo đánh giá năng lực từ vựng tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 7, pp. 12-24 This paper is available online at XÂY DỰNG THANG ĐO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Hồ Trần Ngọc Oanh Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Bài báo này trình bày khái niệm năng lực từ vựng tiếng Việt, từ đó xác định quy trình thiết kế thang đo năng lực từ vựng tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số. Việc xác định được chuẩn đánh giá năng lực từ vựng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi truyền thụ kiến thức cho học sinh và có những phương pháp dạy học phù hợp để có thể phát triển năng lực người học. Căn cứ hình thực tế của việc dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ 2, chuẩn đánh giá năng lực từ vựng tiếng Việt được chúng tôi mô tả cụ thể thành 6 bậc. Năng lực từ vựng được cấu thành từ 3 thành tố: năng lực sử dụng chính xác hình thức của từ; năng lực nhận biết nghĩa của từ và sử dụng từ, năng lực nắm vững cách dùng từ trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể. Mỗi thành tố được cụ thể hoá thành những chỉ số hành vi và bộ các tiêu chí biểu hiện đáp ứng các chỉ số hành vi đó. Thang đo sau khi thiết kế được sử dụng làm căn cứ để xây dựng các công cụ đánh giá năng lực từ vựng của học sinh dân tộc thiểu số trong dạy học Tiếng Việt. Từ khóa: Năng lực từ vựng tiếng Việt, quy trình thiết kế thang đo, học sinh người dân tộc thiểu số, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Những năm gần đây, việc giảng dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng được quan tâm do nhu cầu thực tế của cộng đồng người DTTS trong việc nắm vững tiếng Việt ngày càng tăng. Với HS DTTS ở Việt Nam, tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy trong nhà trường đồng thời trang bị cho HS công cụ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.