Đánh giá siêu nhận thức - kĩ năng siêu nhận thức trong học tập

Bài viết hệ thống những kĩ thuật, phương pháp đánh giá siêu nhận thức đã được thiết kế và sử dụng trong những nghiên cứu trước đó của Schraw và Dennison (1994), Tobias và Everson (1995), Gama (2004). | Đánh giá siêu nhận thức - kĩ năng siêu nhận thức trong học tập HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 7, pp. 130-139 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ SIÊU NHẬN THỨC - KĨ NĂNG SIÊU NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP Hoàng Thị Ngà Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Bài báo hệ thống những kĩ thuật, phương pháp đánh giá siêu nhận thức đã được thiết kế và sử dụng trong những nghiên cứu trước đó của Schraw và Dennison (1994), Tobias và Everson (1995), Gama (2004). Từ đó, tác giả đề xuất phương pháp đánh giá kĩ năng siêu nhận thức của người học bằng bảng khảo sát theo thang điểm phân bậc 5 mức độ. Bảng khảo sát được thiết kế thành hai phần: phần tự đánh giá và phần tự tính điểm, trong đó, phần tự đánh giá gồm các mệnh đề thể hiện bốn kĩ năng thành phần cơ bản của kĩ năng siêu nhận thức: kĩ năng giám sát kiến thức, kĩ năng lập kế hoạch nhận thức, kĩ năng theo dõi và điều chỉnh, kĩ năng đánh giá quá trình học tập; phần tự đánh giá cung cấp cho người học cách tính và thang điểm đánh giá kĩ năng siêu nhận thức. Từ khoá: Siêu nhận thức, kĩ năng siêu nhận thức, đánh giá siêu nhận thức, giám sát kiến thức, tự đánh giá. 1. Mở đầu Khái niệm "Siêu nhận thức" (SNT) được nhà tâm lí học người Mĩ Flavell sử dụng đầu tiên từ năm 1976 với định nghĩa: "Siêu nhận thức đề cập đến hiểu biết của một người về quá trình nhận thức của mình. việc giám sát hoạt động, điều chỉnh và sắp đặt quá trình nhận thức. phục vụ cho một mục tiêu hoặc mục đích cụ thể nào đó". Một cách ngắn gọn, ông định nghĩa: " Siêu nhận thức là nhận thức của nhận thức, tư duy của tư duy". Ông cũng đưa ra mô hình của SNT với bốn thành phần chính là (a) kiến thức SNT (metacognition knowledge), (b) kinh nghiệm SNT (metacognition experiences), (c) Nhiệm vụ hoặc mục tiêu (tasks or goals), (d) các chiến lược hoặc hoạt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.