Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ và đa dạng hoá dịch vụ của NHTM. Làm rõ những tồn tại trong hoạt động đa dạng hoá dịch vụ của NHTMVN và phân tích nguyên nhân của những tồn tại đó. Mời các bạn tham khảo! | Tóm tắt Luận án Thạc sỹ Kinh tế: Đa dạng hoá dịch vụ tại NHTMVN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dịch vụ NH trên thế giới phát triển với tốc độ nhanh chóng không chỉ đáp ứng mà còn đóng vai trò định hướng nhu cầu cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ ứng dụng công nghệ tiên tiến. Một NHTM tại các nước phát triển có thể cung ứng hơn dịch vụ cho khách hàng. Tại VN, nhu cầu về dịch vụ của NH ngày càng phát triển, môi trường hoạt động cạnh tranh gay gắt, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, hoạt động đa dạng hóa dịch vụ của NHTMVN đã có những thành tựu nhất định như: số lượng và chất lượng dịch vụ đã được cải thiện, kênh phân phối đã được đa dạng Bên cạnh kết quả đạt được, đa dạng hóa dịch vụ của NHTMVN còn nhiều hạn chế như: chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế; hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa có chiến lược phát triển phù hợp, chất lượng dịch vụ thấp, đa số là dịch vụ truyền thống như dịch vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán, cơ cấu phát triển giữa các loại hình dịch vụ chưa hợp lý; kênh phân phối hiện đại chưa phát triển, chủ yếu bán hàng trực tiếp; chưa có các chuyên gia trong từng lĩnh vực; chưa có các chỉ tiêu đánh giá về việc đa dạng hóa dịch vụ. Xuất phát từ lý do trên và với mong muốn đưa ra các giải pháp thực hiện thành công đa dạng hóa dịch vụ tại NHTMVN, tác giả đã chọn đề tài “Đa dạng hoá dịch vụ tại NHTMVN” làm luận án Tiến sỹ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Trong tất cả các nghiên cứu mà tác giả có đã tham khảo có đề cập đến các nội dung về lý luận và thực tiễn hoạt động NH, phát triển dịch vụ NH, nhưng cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng đa dạng hóa dịch vụ đồng thời tại NHTMQD, NHTMCP và được đánh giá từ phía khách hàng dựa trên nguồn số liệu sơ cấp được thu thập, do đó đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được nghiên cứu và công bố trước đây. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ