Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT. Chương 2 - Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Chương 3 - Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Mời các bạn tham khảo! | Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTV 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong điều kiện cạnh tranh và nguồn lực ngày càng khan hiếm, để đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển, DN cần phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình. Muốn sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn, DN cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Nói cách khác, DN phải đánh giá đúng đắn HQKD của DN. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và thắng thế trước các đối thủ cạnh tranh, các DN cần phải có chiến lược và mọi hoạt động của DN cần phải tập trung vào thực hiện chiến lược. Để thực hiện thành công chiến lược, các DN cần phải có hệ thống đánh giá HQKD phù hợp với chiến lược. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do vậy GTVT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cũng giống như các DN trong các ngành khác, các DN XDCTGT luôn quan tâm tới HQKD vì đó là sự sống còn của DN. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT còn nhiều bất cập. Với hệ thống đánh giá HQKD hiện tại, các DN XDCTGT sẽ khó để thực hiện thành công chiến lược và khó có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT” là vấn đề cần thiết. 2. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về HQKD và hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD; thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD và phương hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT (các DN này tập trung chủ yếu ở 7 tổng công ty). Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về HQKD và đánh giá HQKD của DN gắn .