Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá về thực trạng nhà ở của 900 hộ gia đình, bao gồm các hộ nghèo, cận nghèo và vừa thoát nghèo ở tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) 76% hộ được khảo sát không có quyền sở hữu hợp pháp đất đang sử dụng; ii) trong giai đoạn từ năm 2018, có sự chuyển biến tích cực về loại hình nhà ở từ tạm bợ sang cấp 4; iii) nhà ở cơ bản đều có các gian bếp và nhà tắm riêng cơ bản; iv) hơn 80% các hộ nghèo không chi tiêu cho các loại tiện nghi đặc biệt; v) đã có một số chính sách về nhà ở cho người nghèo và lao động có thu nhập thấp với sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. | Vai trò của phát triển nhà ở trong quá trình giảm nghèo ở Bình Dương Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(41)-2019 VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TRONG QUÁ TRÌNH GIẢM NGHÈO Ở BÌNH DƢƠNG Nguyễn Thị Hằng(1), Huỳnh Ngọc Song Minh(1), Vũ Văn Tiệp(1) (1) Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội Ngày nhận bài 21/1/2019; Ngày gửi phản biện 3/3/2019; Chấp nhận đăng 28/4/2019 Email: hang_nt@ Tóm tắt Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá về thực trạng nhà ở của 900 hộ gia đình, bao gồm các hộ nghèo, cận nghèo và vừa thoát nghèo ở tỉnh Bình Dương từ năm 1997 đến nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) 76% hộ được khảo sát không có quyền sở hữu hợp pháp đất đang sử dụng; ii) trong giai đoạn từ năm 2018, có sự chuyển biến tích cực về loại hình nhà ở từ tạm bợ sang cấp 4; iii) nhà ở cơ bản đều có các gian bếp và nhà tắm riêng cơ bản; iv) hơn 80% các hộ nghèo không chi tiêu cho các loại tiện nghi đặc biệt; v) đã có một số chính sách về nhà ở cho người nghèo và lao động có thu nhập thấp với sự tham gia của các doanh nghiệp bất động sản và doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Từ khóa: đất đai, nhà ở, nghèo đa chiều, xóa đói giảm nghèo Abstract THE ROLE OF HOUSING DEVELOPMENT IN POVERTY REDUCTION: THE CASE STUDY IN BINH DUONG The paper uses qualitative and quantitative research methods to evaluate the housing problem of 900 households, including poor households, near poor households and poor escape households in Binh Duong Province from 1997 to present. The results show that: i) 76% of surveyed households does not have legal ownership of the land in use; ii) in the period of 2018, there is a positive change in the type of housing from temporary to level 4; iii) basic housing all has kitchens and private bathrooms; iv) more than 80% of poor households does not spend on special facilities; v) there have been a number of policies on housing for the poor and low-income workers with the .