Tài liệu cung cấp bài viết giới thiệu cuốn sách "Bạch dạ hành" của Higashino Keigo; đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ, nhân viên thư viện trong quá trình tham khảo mẫu lời dẫn giới thiệu sách. để phục vụ tốt cho công tác giới thiệu sách. | Giới thiệu sách "Bạch dạ hành" - Higashino Keigo BẠCH DẠ HÀNH HIGASHINO KEIGO Đặng Thị Thùy Chinh Hôm nay chúng tôi xin gửi đến các bạn nội dung tóm tắt cuốn sách Bạch dạ hành của tác giả Higashino Keigo. Cuốn sách gồm 628 trang, chia làm 13 chương. Cuốn sách được tóm tắt ngắn gọn, súc tích giúp các bạn nắm bắt được đầy đủ ý của cuốn sách trong một thời gian ngắn nhất. Nhắc đến văn học Nhật tại Việt Nam, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay tới Haruki Murakami và những tác phẩm kinh điển của ông từng làm mưa làm gió trên các diễn đàn văn học cũng như trên thị trường sách. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Higashino Keigo một nhà văn trinh thám cũng đến từ xứ sở hoa anh đào. Các tác phẩm của ông không gây được tiếng vang nhanh và mạnh ngay từ đầu như Murakami, nhưng lại đang dần trở thành cái tên có sức nặng trong lòng bạn đọc Việt. Higashino Keigo sinh năm 1958, là một trong số những cây bút dòng văn học xã hội trinh thám, bí ẩn hàng đầu của Nhật Bản. Sở hữu một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, không ít trong số đó đã được dựng thành phim và giành vô số giải thưởng lớn nhỏ, nhưng xuất phát điểm của ông lại không phải là nhà văn. Ông tốt nghiệp Đại học Osaka chuyên ngành kĩ thuật và trở thành một kĩ sư trong khi bắt đầu công việc viết lách. Có lẽ vì vậy, nên các tác phẩm của ông thường mang tính khoa học công nghệ, đầy logic và lắt léo. Tác phẩm đầu tiên của ông xuất bản tại Việt Nam là Bí mật của Naoko được ví như sự mở đường hoàn hảo cho các tác phẩm sau này của ông tiếp cận bạn đọc Việt. Bởi sau đó, các tác phẩm Phía sau nghi can X, Bạch dạ hành, Điều kì diệu ở tiệm tạp hóa Namiya. thực sự đưa tên tuổi của Higashino lên một tầm cao mới. Đề tài trong các tác phẩm của ông luôn mới mẻ, đa dạng và chạm đến những vấn đề gai góc, điển hình như hai tác phẩm “Thánh giá rỗng” và “Ngôi nhà của người cá say ngủ” đề cập đến hai đề .