Mục tiêu đề tài là xác định thực trạng chuyên môn của đơn vị, nhằm đánh giá tình hình trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho giáo viên là mục tiêu hàng đầu của người cán bộ quản lý, giúp giáo viên định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Vì mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới, và để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường tiểu học một cách tự tin nhất. | SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non Hoa Sen Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non Hoa Sen I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non ở Việt nam cho đến nay đã từng bước hòa nhập vào nền giáo dục quốc tế. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sự nghiệp giáo dục, đã có nhiều văn bản nghị quyết, chỉ thị chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, khẳng định: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ Mầm non là một thực thể đang từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện. Cho nên giáo dục trẻ Mầm non là mắc xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, tạo nền móng vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào cuộc sống. Hiện nay giáo dục mầm non đang dần được toàn xã hội quan tâm, có thể nói giáo dục mầm non là tiền đề trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, bởi giáo dục mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới. Xã hội càng tiến bộ đòi hỏi người giáo viên cần có những hiểu biết rộng hơn nữa để tổ chức hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, vì vậy giáo viên phải có khả năng thích ứng với thực tiễn để tiếp cận với sự phát triển của xã hội, cần có sự hiểu biết về mọi lĩnh vực để có thể dự kiến được những việc cần làm, những tình huống sẽ xảy ra để lựa chọn những biện pháp ứng xử thích hợp. Vì thế để giảng dạy tốt, giáo viên cần được rèn luyện, học tập, bồi dưỡ ng th ường xuyên về mọi mặt để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, trong đội ngũ giáo viên vẫn còn một số hạn chế và khó khăn nhất định, cụ thể như sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Nga 1 .