Mục tiêu chọn đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo hình cho giáo viên mần non. Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. | SKKN: Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ thông qua môn tạo hình, lứa tuổi 5-6 tuổi cụ thể là lớp Lá 1 trường Mẫu giáo Eana PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG MẪU GIÁO EANA _ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC THẨM MỸ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA MÔN TẠO HÌNH 1 TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ LỆ THỦY CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2014 – 2015 MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: 2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài: 3. Đối tượng nghiên cứu: 4. Phạm vi nghiên cứu: 5. Phương pháp nghiên cứu: II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận thực hiện đề tài: 2. Thực trạng: a. Thuận lợi, khó khăn: b. Thành công, hạn chế: c. Mặt mạnh, mặt yếu: d. Nguyên nhân: e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng: 3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp: b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp: d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: e. Kết quả khảo nghiệm: 4. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm: III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: 2. Kiến nghị: 2 I. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Xã hội có văn minh, hiện đại, có nhiều công trình xây dựng với những kiểu lối kiến trúc đẹp cùng với những phương tiện máy móc hiện đại như ngày nay là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm. Từ xa xưa con người đã biết mô tả lại cuộc sống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên vách đá với rất nhiều hình ảnh sống động như cảnh săn bắn, trồng trọt hay nhảy múa, những đàn súc vật, muôn thú, cỏ cây Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tượng đá, tượng đồng, những đền đá có hình trạm trổ nằm trong lòng đất đó là kết .