Mục đích của đề tài: Nghiên cứu những phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện nhằm giúp phát huy những thế mạnh của từng thành viên trong BCH Liên Đội, lựa chọn một số giải pháp bồi dưỡng, khích lệ để tăng cường tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong Ban chỉ huy Liên đội, phát huy tính tự quản của trong mọi hoạt động công tác Đội của BCH Liên Đội! | SKKN: Một số giải pháp phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ huy Liên đội Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói “ Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ.” Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên nhi đồng” Thực tiễn trong những năm đổi mới vừa qua cho thấy Đội Thiếu Niên Tiền Phong (TNTP) Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể thiếu đối với thiếu niên nhi đồng trong trường học. Đội TNTP Hồ Chí Minh với nội dung đặc trưng mang tính quần chúng, tính chính trị, tính giáo dục đã góp phần với nhà trường giáo dục toàn diện cho đội viên, học sinh, là nơi tập hợp và giáo dục các em học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, thì lực lượng chỉ huy đội rất là quan trọng. Đó là Ban chỉ huy (BCH) Liên đội, đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động của Đội, là yếu tố quyết định sự thành công của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Không có Ban chỉ huy đội giỏi biết tự quản tức là không có Liên đội mạnh. Từ trong thực tiễn, qua những năm phụ trách Công tác Đội tại trường TH Lê Hồng Phong tôi vẫn cảm thấy một vài em trong BCH Liên Đội vẫn chưa thực sự phát huy hết khả năng, chưa có tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động Đội, dẫn .