SKKN: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt lớp 5

Mục tiêu của đề tài là tìm ra biện pháp, giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc thiểu số cá biệt; xây dựng tốt mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các đoàn thể, địa phương. Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho các em. Giáo viên tự rèn luyện tinh thần năng động, say mê, sáng tạo, cố gắng học tập và có thể lựa chọn phương pháp chủ nhiệm lớp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tự hoàn thiện bản thân mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. | SKKN: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt lớp 5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trên khắp đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc đều gắn liền với một bản sắc văn hoá và chính bản sắc văn hoá này đã tạo nên một nét riêng biệt của mỗi vùng, miền. Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, trong đó đồng bào dân tộc Ê Đê chiếm 30% dân số của tỉnh với nhiều nét đẹp văn hóa vẫn được bảo tồn và phát huy như Văn hóa cồng chiêng, ngày 25 ­ 11 ­ 2005 đã được tổ chức UNESCO công nhận “Không gian Văn hóa cồng chiêng là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”; Văn hóa lễ hội: Lễ cúng bến nước, lễ cúng vào nhà mới, lễ cúng trưởng thành, lễ cúng sức khỏe, lễ cầu mưa, Đồng bào Êđê rất tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh những giá trị văn hóa tốt đẹp đó, ở vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chậm phát triển các hiện tượng mê tín dị đoan, các tập quán hủ tục vẫn còn tồn tại như tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Tình trang này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tảo hôn thì vợ, chồng chưa phát triển đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó những đứa con đó lớn lên sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức khỏe, học hành. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống sẽ sinh ra những đứa con kém phát triển về trí tuệ, khả năng học tập kém, không có khả năng tiếp thu như những đứa trẻ bình thường. Dân tộc Ê đê cũng như một số dân tộc ít người khác thường định cư ở miền núi, chịu nhiều bất lợi về kinh tế, xã hội, tỉ lệ hộ nghèo và mù chữ cao. Trường Tiểu học Ea Bông nằm trên địa bàn Buôn Riăng, Buôn Knul và thôn 10/3 thuộc xã Ea Bông, đây là một xã có điều kiện kinh tế .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.