Mục đích nghiên cứu: Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các phương pháp, kĩ năng rút ra được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao đổi với các giáo viên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong giảng dạy giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của Âm nhạc, từ đó làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn các em có thể học tốt các môn học khác đồng thời cùng trao đổi, góp ý, bổ sung và áp dụng trong giảng dạy để giảm bớt số học sinh hát chưa tốt và chưa mạnh dạn, giúp các em tạo dần thói quen mạnh dạn, tự tin trước tập thể, góp phần nâng cao chất lượng môn Âm nhạc nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung. | SKKN: Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một trong môn Âm nhạc Một vài kinh nghiệm rèn thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một trong môn Âm nhạc Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta, sau mỗi giờ học tập và làm việc căng thẳng, người ta lại tìm đến âm nhạc để xua tan đi những mệt mỏi, căng thẳng. Còn đối với trẻ em, âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận biết thế giới xung quanh. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng trượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Môn Âm nhạc trong trường phổ thông không đào tạo các em trở thành những nghệ sĩ, nhưng thông qua môn học cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời đại mới. Đối với học sinh lớp Một, phần lớn các tiết học chủ yếu là học hát và thông qua các tiết học giáo viên lồng ghép giáo dục, tình cảm, đạo đức, các kĩ năng hát theo giai điệu, tiết tấu, gõ đệm, đặc biệt là kĩ năng biểu diễn bài hát. Tuy vậy, đối với học sinh lớp Một là lứa tuổi còn rất bé, vừa rời xa vòng tay của mẹ, hoàn cảnh và môi trường giao tiếp còn hạn chế. Các em còn sợ sệt, rụt rè trước đông người. Nếu người giáo viên không khéo léo, không có phương pháp giảng dạy phù hợp, dễ dẫn đến việc làm các em càng trở nên rụt rè, nhút nhát hơn. Mạnh dạn tự tin luôn là kĩ năng cần thiết đối với mỗi con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Các em cần làm chủ bản thân mình khi giao tiếp với mọi người xung quanh, làm chủ bản thân để chủ động tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Sự mạnh dạn tự tin có thể chỉ được thể hiện bằng cử chỉ .