Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm giúp học sinh đọc chưa lưu loát, phát âm chưa chuẩn giữa dấu sắc với dấu ngã, vần uên với vần uyên, ch với tr, s với x. Học sinh đọc còn quá nhỏ, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, nhất là khi đọc những câu văn dài không có dấu câu. | Báo cáo sáng kiến: Một số giải pháp kèm học sinh đọc yếu phân môn tập đọc lớp 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số giải pháp kèm học sinh đọc yếu phân môn tập đọc lớp 2” I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: HOÀNG THÙY THANG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Ngọc Xuân, Thành phố Cao Bằng. II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG Áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 trong trường Tiểu học. III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trong thực tế hiện nay số học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt ít hơn môn Toán, nên vẫn còn một số học sinh đọc yếu, phát âm chưa chuẩn do đó khó mà hiểu được nội dung giá trị của một bài văn và khó có thể diễn đạt được sự hiểu biết của mình qua bài văn đó. Trong năm học 2015 2016, tôi được phân công giảng dạy lớp 2C. Ngay từ đầu năm nhận lớp và trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy vốn Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế nên việc đọc của các em gặp khó khăn như sau: Học sinh đọc chưa lưu loát, phát âm chưa chuẩn giữa dấu sắc với dấu ngã, vần uên với vần uyên, ch với tr, s với x. Học sinh đọc còn quá nhỏ, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, nhất là khi đọc những câu văn dài không có dấu câu. Đọc chưa biểu lộ được sắc thái, nhịp độ đọc. Học sinh đọc yếu sẽ dẫn đến ngại đọc, sợ đọc nên không khám phá được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ. Kết quả khảo sát phân môn Tập đọc lớp 2C đầu năm 2015 2016 cụ thể như sau: Tổng số học sinh: 28 em HS đọc to, rõ ràng HS đọc đúng sắc HS đọc chưa lưu loát, HS phát âm chưa thái, nhịp độ đọc chưa ngắt nghỉ đúng chuẩn 10 em = 35,7 % 4 em = 14,3 % 6 em = 21,4 % 8 em = 28,6 % Với thực trạng trên tôi đã tìm ra một số giải pháp thiết thực cụ thể để kèm học sinh đọc yếu phân môn tập đọc lớp 2. IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học 1 .