Đề tài nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng dạy và học môn Lịch sử lớp 4 của học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua, nhằm đi sâu tìm hiểu tình hình dạy và học Lịch sử lớp 4 ở Tiểu học, học hỏi và rút ra những kinh nghiệm quý giá trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 4 ở các trường Tiểu học, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở Tiểu học nói chung và chất lượng dạy học Lịch Sử lớp 4 học sinh dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học của bản thân sau này. | SKKN: Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Một vài giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử cho học sinh lớp 4 dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lý luận Mục tiêu hàng đầu của giáo dục chính là đào tạo con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ nhằm đáp ứng với nhu cầu của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo luôn được nhà nước và cả xã hội quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu. Tiểu học là bậc học nền tảng và rất quan trọng, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức về thế giới tự nhiên, cuộc sống xã hội và môi trường xung quanh nhằm giúp các em hình thành được các kĩ năng, kĩ xảo cơ bản đầu tiên, tạo nền tảng vững chắc cho việc hình thành và phát triển nhân cách sau này. Những nền móng này rất cơ bản và cần thiết để trẻ tiếp tục học lên bậc học trên. Trong chương trình Tiểu học, Lịch sử là phân môn được xếp vào chương trình giảng dạy lớp 4 và lớp 5, đó là kiến thức có hệ thống về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển của Lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương cho đến nay. Phân môn này có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử có hệ thống theo trình tự thời gian, rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cở bản như: Xem và đọc bản đồ, lược đồ, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ sách giáo khoa, từ cuộc sống gần gũi với các em, nhận biết được đúng các sự kiện, hiện tượng lịch sử, trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ,. Đồng thời bồi dưỡng, giáo dục cho học sinh lòng yêu lịch sử, quê hương, đất nước từ đó ham học hỏi và tìm hiểu về lịch sử, biết tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc. .