Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động dạy và học môn Âm nhạc lớp 7, đề xuất một số kinh nghiệm dạy học bộ môn tại khối lớp trên ở trường THCS Lương Thế Vinh để cùng chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn tại đơn vị nói riêng và địa phương nói chung. Đồng thời góp phần phát triển toàn diện đối với học sinh trong thời đại mới. | SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc lớp 7 ở trường THCS Lương Thế Vinh, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh TĐN Tập đọc nhạc THCS Trung học cơ sở Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ cổ chí kim Âm nhạc luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được của mỗi người. Hoạt động Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục Âm nhạc trong nhà trường có mục đích thực hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học Âm nhạc và trực tiếp tham gia vào các hoạt động Âm nước ta, cùng với Mỹ thuật, Âm nhạc là môn học nghệ thuật đã được đưa vào trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng mới chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Gần 10 năm trở lại đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các môn học khác của chương trình giáo dục bậc Trung học cơ sở. Thế nhưng, một số ít trường trên địa bàn huyện vẫn chưa đề cao môn Âm nhạc, chưa có sự đầu tư nhiều cho môn học này. Một số giáo viên chưa có sự đầu tư nhiều trong quá trình giảng dạy, còn thực hiện các tiết dạy theo lối mòn, rập khuôn, thiếu đi sự sáng tạo. Học sinh chưa thật sự hứng thú học tập với môn Âm nhạc, tỉ lệ học sinh chưa đạt kết quả theo yêu cầu còn cao. Mặc khác,là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhiều năm qua tôi nhận thấy đại đa số học sinh nói chung, học sinh lớp 7 trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng,tâm lý lứa tuổi có nhiều chuyển biến, các em nhạy cảm, hiếu động, yêu thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số em rất lơ là, thụ động, không chú ý, không tham gia hoặc tham gia thờ ơ các hoạt động, kỹ .