Mục tiêu nghiên cứu “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS” là: Xác định tầm quan trọng vai trò của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc phân luồng lớp học, môn học của học sinh ngay từ khi chuyển cấp 1 lên cấp 2. Giáo viên tìm hiểu đối tượng học sinh có tính liên tục theo nhiều năm: Trước khi vào cấp 2 và những năm lớp 6,7,8,9. | SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS” Trường THCS Buôn Trấp Năm h 1 ọc 2018 2019 “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS” Năm học 2018 2019 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Trong trường trung học cơ sở, môn Toán giữ một vị trí quan trọng, các kiến thức của môn Toán là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tốt các môn học khác và hoạt động hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Đồng thời môn Toán còn giúp học sinh có năng lực và phẩm chất trí tuệ, rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; giáo dục cho học sinh tư tưởng đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Toán học đòi hỏi ở học sinh tính tự học, sáng tạo, tự tìm tòi và khám phá ra các kiến thức mới. Là một môn học được coi là khó với đại đa số học sinh bởi kiến thức về toán học rất nhiều những công thức, định lý, hệ quả, quy tắc và rất nhiều loại toán trong từng dạng của mỗi chủ đề toán học lớp 6, 7, 8, 9, làm cho học sinh khó nhớ, khó vận dụng làm bài sau mỗi một chương, một học kỳ đặc biệt là khi giải đề, làm đề thi mang tính chất tổng hợp. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy một điều học sinh đạt được học lực môn Toán loại giỏi đã khó thì việc thu hút học sinh yêu thích bộ môn và học sinh tham gia thi có kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi thì "việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS" hoàn thành tốt nhiệm vụ quả là không đơn giản. Vậy làm thế nào để học sinh ôn thi có hiệu quả trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp đạt được kết quả đúng như mong đợi. Tôi cho rằng t ừ thực tế giảng dạy, qua trao đổi với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh cũng như tham khảo qua nhóm .