Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là những bệnh cảnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao ở hầu hết mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em, và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên khoảng 5 - 10% mỗi năm. Cấy máu được xem là tiêu chuẩn vàng để xác định tác nhân gây bệnh. | So sánh kết quả cấy máu và real-time PCR máu trên bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học SO SÁNH KẾT QUẢ CẤY MÁU VÀ REAL-TIME PCR MÁU TRÊN BỆNH NHI NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Bùi Thanh Liêm*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên*, Trần Diệp Tuấn* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn là những bệnh cảnh nặng nề, tỷ lệ tử vong cao ở hầu hết mọi lứa tuổi đặc biệt là ở trẻ em, và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên khoảng 5 - 10% mỗi năm. Cấy máu được xem là tiêu chuẩn vàng để xác định tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên phương pháp cấy máu thường có độ nhạy thấp đối với các bệnh nhân trước đó đã sử dụng kháng sinh hoặc đối với những loại vi khuẩn phát triển chậm hoặc có sự tạp nhiễm. Hiện tại các nghiên cứu với PCR đa giá để xác định tác nhân gây bệnh cho kết quả rất hứa hẹn, tỷ lệ dương tính cao gấp khoảng 2 lần so với kết quả cấy máu thông thường. Ngoài ra PCR còn là một kỹ thuật hữu ích ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết mà kết quả cấy máu nhiều lần âm tính, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh trước. Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về PCR máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca có phân tích. Chúng tôi mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,điều trị và so sánh kết quả cấy máu với PCR máu trên những bệnh nhi chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết nhập khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Trong thời gian từ ngày 1 tháng 10 năm 2016 đến ngày 30 tháng 4 năm 2017 chúng tôi có 53 trường hợp nhập khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em năm 2005. Có 73,6% số trẻ trong mẫu nghiên cứu < 5 tuổi. 58,5% được chẩn đoán là sốc nhiễm khuẩn, 28,3% nhiễm khuẩn huyết nặng và nhiễm khuẩn huyết. 100% được điều trị kháng sinh trước khi nhập khoa hồi sức. Có 22,6% các trường hợp tử vong trong thời gian điều trị. Tỷ