Nghiên cứu phân tích yếu tố kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân và gia đình và một số yếu tố có tác động đến kết cục tiệt trừ H. pylori. Nghiên cứu này đưa ra một số gợi ý hữu ích để phát triển các chương trình can thiệp cộng đồng và bằng chứng về kết quả điều trị tiệt trừ H. pylori hiện nay. | Kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân và gia đình và một số yêu tố liên quan trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm Helicobacter pyloritại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA BỆNH NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Dương Thị Thanh*, Hà Văn Thiệu**, Nguyễn Minh Ngọc*, Nguyễn Trọng Trí*** TÓMTẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này của chúng tôi bước đầu phân tích yếu tố kiến thức, thái độ, hành vi của bệnh nhân và gia đình và một số yếu tố có tác động đến kết cục tiệt trừ H. pylori. Nghiên cứu này đưa ra một số gợi ý hữu ích để phát triển các chương trình can thiệp cộng đồng và bằng chứng về kết quả điều trị tiệt trừ H. pylori hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ 11/2016 đến 8/2017 tại khoa Tiêu Hóa bệnh viện Nhi Đồng 2. Chọn mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Bố hoặc mẹ của bệnh nhân được phỏng vấn sâu bằng bảng câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ về H. pylori . Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: 1) bệnh nhân nhận vào mẫu từ 15/11/2016 đến 15/3/2017 được điều trị ngay bằng phác đồ 3 thuốc OAM hoặc EAM (không kháng sinh đồ); 2) bệnh nhân nhận vào mẫu từ 15/3/2017 đến 30/8/2018 được kê toa PPI trong 3 tuần và sau đó tiệt trừ H. pylori trong 2 tuần tiếp theo khi có kết quả cấy (có kháng sinh đồ + PCR gen CYP2C19). Sau khi kết thúc 2 tuần kháng sinh, bệnh nhân được đánh giá mức độ cải thiện lâm sàng và mức độ tuân thủ điều trị. Sau 4 tuần ngưng kháng sinh và 2 tuần ngưng thuốc ức chế bơm proton, bệnh nhân có loét được nội soi kiểm tra; bệnh nhân không loét được làm test kháng nguyên H. pylori trong phân (HpSA) để xác định kết quả tiệt trừ. Kết quả: Mẫu gồm 220 ca nhập viện nội soi cùng với cha hoặc mẹ của bệnh nhân. Kiến thức của người dân về H. pylori còn chưa đúng và đầy đủ. Có 83,2% cha hoặc mẹ