Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang với 803 bà mẹ có con sinh ra trong giai đoạn 2011-2015 tại 68 xã của 11 huyện thành phố của tỉnh Lạng Sơn đã được điều tra. Mục tiêu: Xác định tỷ số giới tính khi sinh của các trẻ theo thứ bậc lần sinh. | Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Lạng Sơn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 4 năm 2016 THỰC TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI TỈNH LẠNG SƠN ` Nguyễn Quang Bằng, Hạc Văn Vinh Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề của nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Ở Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm và nghiên cứu nhằm cung cấp các minh chứng khoa học làm cơ sở để giải quyết vấn đề. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang với 803 bà mẹ có con sinh ra trong giai đoạn 2011-2015 tại 68 xã của 11 huyện thành phố của tỉnh Lạng Sơn đã đƣợc điều tra. Mục tiêu: Xác định tỷ số giới tính khi sinh của các trẻ theo thứ bậc lần sinh. Kết quả: Tỷ số giới tính khi sinh (số nam/100 gái) tại tình Lạng Sơn đối với con thứ nhất là 134,1/100, con thứ 2 là 129,8/100 và con thứ 3 là 138,5/100. Kết luận: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Lạng Sơn đã đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, tỷ số giới tính khi sinh chung toàn tỉnh, và hầu hết các huyện đều nằm trong tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Từ khóa: Mất cấn bằng giới tính khi sinh, Tỉnh Lạng Sơn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tại Châu Á đang "thiếu hụt" 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh, một trong những hậu quả của tình trạng phân biệt giới. Tỷ số giới tính khi sinh là một chỉ số thống kê đƣợc xác định bằng số trẻ em trai đƣợc sinh ra trên 100 trẻ em gái, tỷ lệ này bình thƣờng 104-106 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái và giá trị này thƣờng ổn định qua thời gian, khi nó vƣợt quá 106 đƣợc gọi là mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh cao trong ba thập kỷ qua đã và đang gây ra tình trạng thừa nam, thiếu nữ nghiêm trọng ở độ tuổi kết hôn. Nam giới độc thân chiếm tới 94% số ngƣời độc thân ở độ tuổi 28-49 [7]. Tại Việt Nam, theo số .