Bài viết đề cập tới vấn đề năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Khảo sát tiến hành trên 296 giáo viên trung học phổ thông hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi kết hợp với quan sát. | Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 47-54 This paper is available online at NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phan Trọng Ngọ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập tới vấn đề năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên Trung học phổ thông. Khảo sát tiến hành trên 296 giáo viên trung học phổ thông hai tỉnh Phú Thọ và Hà Nội, bằng phương pháp bảng hỏi kết hợp với quan sát. Kết quả cho thấy năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên trung học phổ thông đạt mức trung bình. Thể hiện qua các năng lực thành phần đều đạt mức trung bình và tương đối đồng đều. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó, việc đào tạo trước đây của trường sư phạm; công tác bồi dưỡng của Trường, Sở Giáo dục và Đào tạo; tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn, sự hợp tác của học sinh và phụ huynh học sinh cũng như sự tích cực học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp; kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức, xu hướng phấn đấu của giáo viên, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực giáo dục học sinh qua môn học của giáo viên. Từ khóa: Giáo viên, Năng lực, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. 1. Mở đầu Sự hình thành và phát triển tâm lí của trẻ em là quá trình trẻ em tác động vào thế giới đồ vật, tìm hiểu và khám phá chúng ( [8]); là quá trình tương tác xã hội giữa trẻ em với người lớn và với bạn ( [14]). Nói cách khác, sự hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách của trẻ em được diễn ra thông qua các hoạt động trải nghiệm. Theo Kolb, học tập qua trải nghiệm là quá trình học, theo đó kiến thức, năng lực mới được tạo ra