Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong những mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Khi khảo sát tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chúng tôi rút ra được những kết luận về người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. | Hình ảnh người cha trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 59-63 This paper is available online at HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƯ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ1 và Nguyễn Thị Quỳnh Thư2 1 KhoaNgữ văn, Trường Đại học Tây Nguyên 2 Sư phạm Ngữ văn K 2010, Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong nhưng mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Khi khảo sát tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chúng tôi rút ra được những kết luận về người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là hình ảnh người cha cô đơn, người cha trong cuộc sống mưu sinh, người cha với đức hi sinh. Và họ tiêu biểu cho tính cách của những người đàn ông Nam Bộ. Từ khóa: Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng người cha, Cánh đồng bất tận. 1. Mở đầu Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng văn học. Từ khi xuất hiện với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt cho đến truyện vừa Cánh đồng bất tận, (chưa kể những tạp văn), nữ nhà văn trẻ đất Cà Mau luôn hâm nóng văn đàn, thu hút được nhiều sự quan tâm của giới chuyên môn tạo ra một hiệu ứng đọc hiếm thấy. Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy Nguyễn Ngọc Tư thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư[1]; Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Ngọc Tư một nhà văn trẻ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín [6]. Có thể thấy các công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào các phương diện ngôn ngữ, giọng điệu, con người nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến hình ảnh người cha trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 2.