Bài báo trình bày kết quả so sánh giá trị mômen của một số tiết diện đặc trưng trong dầm và cột của khung có xét đến độ mềm của nút. Ngoài ra, bài báo cũng đánh giá ảnh hưởng của sườn cột đến độ cứng của nút, tần số dao động riêng của khung và sự phân phối mômen trong các cấu kiện. Kết quả đạt được có thể phục vụ cho tính toán thiết kế cũng như nghiên cứu kết cấu khung thép có nút nửa cứng. | Ảnh hưởng của cấu tạo nút khung đến sự phân phối nội lực và tần số dao động riêng của khung thép nhà cao tầng ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TẠO NÚT KHUNG ĐẾN SỰ PHÂN PHỐI NỘI LỰC VÀ TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CỦA KHUNG THÉP NHÀ CAO TẦNG Nguyễn Quang Viên Trường Đại học Xây dựng ThS. Hoàng Tuấn Việt Công ty Cổ phần đầu tư BĐS Hapulico Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả so sánh giá trị mômen của một số tiết diện đặc trưng trong dầm và cột của khung có xét đến độ mềm của nút. Ngoài ra, bài báo cũng đánh giá ảnh hưởng của sườn cột đến độ cứng của nút, tần số dao động riêng của khung và sự phân phối mômen trong các cấu kiện. Kết quả đạt được có thể phục vụ cho tính toán thiết kế cũng như nghiên cứu kết cấu khung thép có nút nửa cứng. Summary: This paper presents results of comparing moment values at some specific sections of beams and columns in the frames with and without semi-rigid connectors. In addition, the paper also presents the influence of column stiffener to the rigidity of joint, natural oscillation frequencies and moment distribution in the structure. Results obtained can serve for design as well as research on steel structures with semi-rigid joints. 1. Mở đầu Trong kết cấu khung thép, liên kết dầm cột rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu tạo, vật liệu, kích thước hình học của cả cấu kiện và vật liệu liên kết. Các liên kết này phải truyền liên tục được nội lực từ cấu kiện này sang cấu kiện khác. Nhằm phản ánh đúng đắn sự chịu lực thực tế của kết cấu, khi phân tích nội lực và xác định tần số dao động riêng của khung thép cần xét tới độ mềm của nút (nghĩa là không giả thiết liên kết dầm – cột là hoàn toàn cứng hoặc khớp). Hiện nay, đã có nhiều đề tài quan tâm nghiên cứu giải bài toán kết cấu có xét đến độ đàn hồi của nút: Trong [1], tác giả tập trung nghiên cứu để giải bài toán bằng phương pháp lực và áp dụng kết quả đạt được để đánh giá phân tích một số kết cấu cụ thể; Trong [2], tác giả đi