Suy giảm phiên mã của gene PPARγ và C/EBPα ở gan cá sọc ngựa giai đoạn Juvenile phơi nhiễm mãn tính với bisphenol A

Trong nghiên cứu này, cá sọc ngựa 30 ngày tuổi được phơi nhiễm với 0, 10 và 100 µg/L BPA suốt 60 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn cho một thử nghiệm độc học mãn tính trên cá. Sau khi thí nghiệm kết thúc, sự khác biệt về mức biểu hiện mRNA của gene PPARγ và gene C/EBPα ở gan cá phơi nhiễm BPA được phân tích so sánh với gan cá không phơi nhiễm sử dụng phương pháp Real-Time PCR với β-actine làm gene tham chiếu. Kết quả: BPA tác động lên cả hai gene và đều phụ thuộc nồng độ. | Suy giảm phiên mã của gene PPARγ và C/EBPα ở gan cá sọc ngựa giai đoạn Juvenile phơi nhiễm mãn tính với bisphenol A Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 3(2):120- 127 Bài Nghiên cứu Suy giảm phiên mã của gene PPARγ và C/EBPα ở gan cá sọc ngựa giai đoạn Juvenile phơi nhiễm mãn tính với bisphenol A Nguyễn Thành Công1 , Ngô Thị Mai2 , Lê Phi Nga3,* TÓM TẮT Giới thiệu: Bisphenol A (BPA) dùng trong tổng hợp nhựa. Chất này được biết có khả năng gây biến đổi nội tiết tố ở người và động vật. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy BPA hoạt động tương tự estrogene tác động lên giai đoạn phôi và mới sinh. Với cách tiếp cận khác, một nghiên cứu của cùng nhóm tác giả công bố năm 2017 cho thấy BPA có khả năng tác động lên giai đoạn tăng trưởng nhanh của động vật dựa trên dữ liệu proteomics của gan cá sọc ngựa giai đoạn Juvenile phơi nhiễm BPA mức µ g/L. Nghiên cứu này là bước tiếp theo của nghiên cứu trên để chỉ ra những thụ thể chuyển hóa hóa sinh nào ở gan có khả năng bị tác động bởi phơi nhiễm BPA. Trong số các thụ thể ở gan được dự đoán thì PPARγ và C/EBPα là có thể là đích tác động của BPA trong điều kiện phơi nhiễm này. Phương pháp: Trong nghiên cứu này, cá sọc ngựa 30 ngày tuổi được phơi nhiễm với 0, 10 và 100 µ g/L BPA suốt 60 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn cho một thử nghiệm độc học mãn tính trên cá. Sau khi thí nghiệm kết thúc, sự khác biệt về mức biểu hiện mRNA của gene PPARγ và gene C/EBPα ở gan cá phơi nhiễm BPA được phân tích so sánh với gan cá không phơi nhiễm sử dụng phương pháp Real-Time PCR với β -actine làm gene tham chiếu. Kết quả: BPA tác động lên cả hai gene và đều phụ thuộc nồng độ. Mức biểu hiện mRNA giảm 67 % ở gene PPARγ và 70% ở gene C/EBPα chỉ ghi nhận ở nhóm phơi nhiễm với 100 µ g/L BPA. Mức biểu hiện này không thay đổi đáng kể ở nhóm phơi nhiễm với 10 µ g/L BPA. Kết luận: Như vậy tác động của phơi nhiễm BPA suốt giai đoạn tăng trưởng cá sọc ngựa lên chức năng gan .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.