Chương 4 - Kinh tế học về chất lượng môi trường. Sau khi học xong chương này người học sẽ nắm được: Chất lượng môi trường là gì? Tại sao chất lượng môi trường là hàng hóa? Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa? Thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường? Cơ sở kinh tế của các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường? . . | Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Ngọc Lan CHƯƠNG 4 KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Mục tiêu + Chất lượng môi trường là gì? Tại sao chất lượng môi trường là hàng hóa? Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa? + Thất bại thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường? + Cơ sở kinh tế của các công cụ kinh tế nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường? . Nhận thức chung về chất lượng môi trường: . Khái niệm về chất lượng môi trường: Chất lượng môi trường là một thuật ngữ được dùng để nói đến trạng thái của môi trường tự nhiên. Chất lượng môi trường được thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu sống, sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác của con người. . Các vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường: * Chất lượng môi trường là hàng hóa. * Chất lượng môi trường là hàng hóa vì có đủ các tính chất của hàng hóa: Chất lượng môi trường thỏa mãn các nhu cầu của con người, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu sống và tồn tại. Chất lượng môi trường ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của con người tạo ra. Khi xác định được các chi phí của quá trình tái sản xuất chất lượng môi trường thì chất lượng môi trường có thể thành sản phẩm để trao đổi mua bán. Chất lượng môi trường là hàng hóa đặc biệt: Việc hình thành do cả tự nhiên và con người. Giá trị sử dụng (công dụng) luôn cần thiết đối với con người. Giá cả luôn thấp hơn giá trị. Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền. Ý nghĩa của việc coi chất lượng môi trường là hàng hóa? Xóa bỏ quan niệm chất lượng môi trường là do tự nhiên tạo ra, không có giá trị. Việc sử dụng phải trả tiền sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Giúp hình thành một thị trường hàng hóa dịch vụ môi trường. Nâng cao ý thức, thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường. . Một số tiêu thức đánh giá chất lượng môi trường: Có 2 tiêu thức đánh giá: .