Nhìn chung, các công ty đều muốn thu tiền ngay hơn là bán hàng tín dụng, tuy nhiên, áp lực cạnh tranh buộc phải đưa ra chính sách tín dụng, nhờ thế mới có thể tiêu thụ được hàng hóa, giảm tồn kho mặt khác bán hàng tín dụng cũng làm tăng khối lượng công việc cũng như chi phí cho bán hàng, quản lý khoản phải thu, thu nợ. - Xuất phát từ nhu cầu ổn định và lành mạnh hoá môi trường tài chính của công ty, góp phần hoàn thiện các nhận biết và vận dụng chính sách tín dụng vào trong Công ty,. | Ở đây, doanh số trong năm của khách hàng sẽ tăng lên khi chúng ta nới lỏng thời hạn tín dụng. Tham khảo ý kiến của khách hàng về việc Công ty sẽ thực hiện hoàn thiện chính sách tín dụng, đã nhận thấy có khoảng 80% khách hàng đồng ý rằng doanh số của công ty sẽ tăng lên từ 5 – 12% khi công ty thực hiện mở rộng chính sách tín dụng. Điều này được lý giải rằng khi công ty mở rộng thời hạn tín dụng lên 35 ngày, 45 ngày hoặc 55 ngày thì khách hàng sẽ nhận được các lợi ích: đầu tiên, khách hàng sẽ tận dụng được nguồn vốn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh hiện tại và đồng thời tiết kiệm được chi phí cơ hội vốn kinh doanh. Thứ hai, khách hàng sẽ được kéo dài thời hạn trả nợ và có thời gian để thu hồi các khoản nợ cũng như huy động vốn từ các nguồn khác để thanh toán cho công ty. Vì vậy sẽ thu hút được những khách hàng mới và gia tăng khối lượng mua và tất nhiên doanh số sẽ tăng. Thông qua phân tích giá trị sản lượng mua của khách hàng trong những năm vừa qua cũng như là quy mô tăng trưởng của thị trường và thu thập, phân tích thông tin về hành vi của khách hàng ta thấy, nếu tăng N = 35 ngày trung bình nhóm này sẽ tăng doanh số lên 7%, nếu N = 45 ngày thì doanh số sẽ tăng 5% nữa và N = 55 ngày thì doanh số tăng tiếp tục 2%