Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính khó khăn như hiện nay doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng sản xuất, đặc biệt không thể tăng khả năng cạnh tranh nếu doanh nghiệp không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn tài chính khác nhau trong xã hội như vay ngân hàng, phát hành các loại chứng khoán, Tuy nhiên, để có được quyền sử dụng các nguồn này doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho người đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Khoản thu nhập này được gọi là chi phí sử dụng vốn. | Chi phí sử dụng vốn và các nguyên tắc ước lượng CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ƯỚC LƯỢNG Ths. Ngô Thị Minh – Khoa Kế toán Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính khó khăn như hiện nay doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng sản xuất, đặc biệt không thể tăng khả năng cạnh tranh nếu doanh nghiệp không có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn tài chính khác nhau trong xã hội như vay ngân hàng, phát hành các loại chứng khoán, Tuy nhiên, để có được quyền sử dụng các nguồn này doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho người đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Khoản thu nhập này được gọi là chi phí sử dụng vốn. Có rất nhiều quan điểm đề cập đến chi phí sử dụng vốn trên nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các quan điểm được đưa ra đều có thống nhất chung về đặc điểm của chi phí sử dụng vốn: - Thứ nhất: Chi phí sử dụng vốn dựa trên đòi hỏi của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hóa và được mua bán trên thị trường. Nếu không thỏa mãn được đòi hỏi của thị trường thì doanh nghiệp không thể huy động vốn từ nhà đầu tư để thực hiện dự án. - Thứ hai: Chi phí sử dụng vốn được xem xét trên cơ sở mức độ rủi ro của một dự án đầu tư cụ thể. Khi một dự án có rủi ro cao thì chi phí sử dụng vốn sẽ cao và ngược lại. - Thứ ba: Chi phí sử dụng vốn được ước lượng tại một thời điểm. - Thứ tư: Chi phí sử dụng vốn thường được phản ánh bằng tỷ lệ %. Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chi phí sử dụng vốn như sau: 1 Chi phí sử dụng vốn (cost of capital) là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của thị trường đối với số vốn mà doanh nghiệp huy động để thực hiện một dự án đầu tư nhất định. Xét trên góc độ doanh nghiệp thì đó là tỷ suất sinh lời tối thiểu để không làm sụt giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hiện hành. Với mỗi nguồn tài trợ hay nguồn vốn mà doanh nghiệp sử