Danh sách đệ tử được các bổn sư phó pháp

Với những căn do khác nhau, một kẻ trần tục tìm đến chùa đảnh lễ sư trú trì cầu học đạo để mong giải thoát, gồm hai loại, hoặc đã có vợ con mà xuất gia theo Phật, gọi là “bán thế xuất gia”, hoặc ngay khi còn bé con mà bỗng khởi tâm thích ở cửa thiền, gọi là “đồng chân nhập đạo”. Đó là hạng ở lại trong chùa, được thầy trực tiếp và thường xuyên chỉ giáo. Ngoài ra, còn có người không vào chùa, nhưng vẫn theo thầy tu hành, ăn chay niệm Phật, tức “tu tại gia”, được gọi là “cư sĩ”. Tất cả những người trên đều được liệt vào thành viên của chùa, gọi là đại chúng, có tứ chúng và thất chúng. | Danh sách đệ tử được các bổn sư phó pháp 19 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (152) . 2018 DANH SÁCH ĐỆ TỬ ĐƯỢC CÁC BỔN SƯ PHÓ PHÁP Lời dẫn Với những căn do khác nhau, một kẻ trần tục tìm đến chùa đảnh lễ sư trú trì cầu học đạo để mong giải thoát, gồm hai loại, hoặc đã có vợ con mà xuất gia theo Phật, gọi là “bán thế xuất gia”, hoặc ngay khi còn bé con mà bỗng khởi tâm thích ở cửa thiền, gọi là “đồng chân nhập đạo”. Đó là hạng ở lại trong chùa, được thầy trực tiếp và thường xuyên chỉ giáo. Ngoài ra, còn có người không vào chùa, nhưng vẫn theo thầy tu hành, ăn chay niệm Phật, tức “tu tại gia”, được gọi là “cư sĩ”. Tất cả những người trên đều được liệt vào thành viên của chùa, gọi là đại chúng, có tứ chúng và thất chúng. Tu tại chùa hay tu tại gia, nếu ai đạt đến một trình độ nhất định, sẽ được thầy công nhận qua một cuộc lễ gọi là truyền giới, trình tự gồm ba bậc. Tỳ Kheo giới, Cụ Túc giới và Bồ Tát giới. Lễ truyền giới này có thể cử hành nội bộ từng chùa, nhưng thỉnh thoảng nhiều chùa cùng phối hợp, lập đàn trang trọng, một lần truyền giới cho hàng chục, thậm chí hàng trăm đệ tử, cử ra ba vị tôn túc đạo cao đức trọng chủ trì, gọi là tam sư (1. Giới sư hòa thượng, cũng gọi Đàn đầu hay Đường đầu hòa thượng, là vị sư chính trao giới cho đệ tử. 2. Yết ma sư, là vị sư đọc biểu bạch và yết ma văn. 3. Giáo thụ sư, tức A xà lê [cũng đọc A đồ lê], là vị sư truyền thụ cho uy nghi tác pháp). Người thụ Tỳ Kheo giới mới bắt đầu được thầy đặt tên đạo cho, gọi là pháp danh, pháp tự, pháp hiệu. Không rõ từ bao giờ mà phát xuất thể lệ thầy đặt tên cho trò bằng một bài kệ, gọi là kệ truyền pháp, kệ phó pháp hay kệ phó chúc. Những bài kệ phó pháp chép trong Hàm Long sơn chí chỉ từ bản sư Phổ Tịnh hòa thượng trở về sau, chỉ có hai loại, thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn, đều bốn câu, có vần, nhưng không phải thể tuyệt cú Đường luật, vì đại bộ phận đều không tuân thủ niêm luật, đôi khi tác giả gieo lạc cả vần. Cốt yếu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.