Phần thánh chế

Những văn bản sau đây là dành cho tăng nhân trong các chùa công hay tăng nhân bên ngoài được trưng tập làm việc công. Chùa công là một khái niệm để chỉ những chùa do nhà nước xây dựng và quản lý. Chùa công gồm hai dạng. Dạng thứ nhất là những chùa do chính vị chủ tể (là chúa thời kỳ tiền Nguyễn, là vua thời kỳ nhà Nguyễn) cho phát ngân quỹ quốc gia, phân phái binh sĩ và thuê mướn nhân công xây dựng, chọn lựa thiền sư có năng lực, giới hạnh mời đến trụ trì từng thời gian, nên không có phả hệ truyền thừa; các tăng nhân khác cũng do nhà nước bổ nhiệm, họ đều được hưởng lương bổng không khác gì quan chức triều đình, để dốc lòng phụng Phật, như các chùa Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên, Báo Quốc (các nơi khác cũng có, như chùa Khải Tường ở trong Nam). Dạng thứ hai là những chùa do quan lại, hay thành viên của nội cung (thái giám, phi tần, nữ quan, đại thần) bỏ của ra xây dựng, mời thầy về trú trì, rồi xin triều đình công nhận bằng “sắc tứ” của vua; các nhà sư vẫn do triều đình bổ về làm tăng cang, trú trì, như chùa Kim Quang, chùa Trường Xuân, chùa Linh Quang, nhưng cũng có chùa các nhà sư kế thế trụ trì (có phả hệ truyền thừa), vua chỉ “sắc tứ” cái biển ngạch chứ nhà nước không hỗ trợ kinh phí, mọi sinh hoạt chủ yếu nhờ vào sự “ngoại hộ” của quan viên và nội cung, như chùa Từ Hiếu. | Phần thánh chế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (152) . 2018 45 PHẦN THÁNH CHẾ Lời dẫn Những văn bản sau đây là dành cho tăng nhân trong các chùa công hay tăng nhân bên ngoài được trưng tập làm việc công. Chùa công là một khái niệm để chỉ những chùa do nhà nước xây dựng và quản lý. Chùa công gồm hai dạng. Dạng thứ nhất là những chùa do chính vị chủ tể (là chúa thời kỳ tiền Nguyễn, là vua thời kỳ nhà Nguyễn) cho phát ngân quỹ quốc gia, phân phái binh sĩ và thuê mướn nhân công xây dựng, chọn lựa thiền sư có năng lực, giới hạnh mời đến trụ trì từng thời gian, nên không có phả hệ truyền thừa; các tăng nhân khác cũng do nhà nước bổ nhiệm, họ đều được hưởng lương bổng không khác gì quan chức triều đình, để dốc lòng phụng Phật, như các chùa Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên, Báo Quốc (các nơi khác cũng có, như chùa Khải Tường ở trong Nam). Dạng thứ hai là những chùa do quan lại, hay thành viên của nội cung (thái giám, phi tần, nữ quan, đại thần) bỏ của ra xây dựng, mời thầy về trú trì, rồi xin triều đình công nhận bằng “sắc tứ” của vua; các nhà sư vẫn do triều đình bổ về làm tăng cang, trú trì, như chùa Kim Quang, chùa Trường Xuân, chùa Linh Quang, nhưng cũng có chùa các nhà sư kế thế trụ trì (có phả hệ truyền thừa), vua chỉ “sắc tứ” cái biển ngạch chứ nhà nước không hỗ trợ kinh phí, mọi sinh hoạt chủ yếu nhờ vào sự “ngoại hộ” của quan viên và nội cung, như chùa Từ Hiếu. Loại chùa công có từ thời Lý, như chùa Chân Giáo trong kinh thành Thăng Long được xây dựng năm 1028, chùa Diên Hựu ngoài kinh thành Thăng Long, dựng năm 1049, dân gian gọi là chùa Một Cột. Thời Trần, vua Thái Tông sửa chữa các chùa này và làm thêm chùa Thắng Nghiêm ở kinh đô, mời thiền sư Viên Chứng ở chùa Hoa Yên núi Yên Tử về làm Quốc sư, kiểm kinh khắc bản năm 1248. Sang thời Hậu Lê, các vua - nhất là Lê Thánh Tông (1460- 1497) - chấn hưng Nho giáo, chế tài Phật giáo, các chùa công trước dần dần bị hoang phế hay tư .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.