Ngày 19/6/1924, một nhóm các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động ở hải ngoại đã tổ chức vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương M. Merlin tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc), do Phạm Hồng Thái trực tiếp thực hiện. Cuộc ám sát bất thành, M. Merlin may mắn thoát chết, Phạm Hồng Thái oanh liệt hy sinh, nhưng sự kiện này đã làm chấn động dư luận quốc tế và tạo nên một luồng sinh khí mới cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. | Đọc lại báo cáo của toàn quyền Đông Dương M. Merlin: “Vụ ám sát cách mạng ngày 19 tháng 6 năm 1924 ở Quảng Châu” 124 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 ĐỌC LẠI BÁO CÁO CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG M. MERLIN: “VỤ ÁM SÁT CÁCH MẠNG NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1924 Ở QUẢNG CHÂU” Nguyễn-Bá Dũng & Hoàng Ứng Huyền(*) Lời tòa soạn: Ngày 19/6/1924, một nhóm các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động ở hải ngoại đã tổ chức vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương M. Merlin tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc), do Phạm Hồng Thái trực tiếp thực hiện. Cuộc ám sát bất thành, M. Merlin may mắn thoát chết, Phạm Hồng Thái oanh liệt hy sinh, nhưng sự kiện này đã làm chấn động dư luận quốc tế và tạo nên một luồng sinh khí mới cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 95 năm sự kiện “Tiếng bom Sa Diện”, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc toàn văn bản báo cáo về sự kiện này do chính M. Merlin tường trình lên Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ngày 18/7/1924. Trên góc độ sử học, đây là một tài liệu gốc cung cấp nhiều thông tin có giá trị tham khảo, bởi diễn tiến sự việc được một nhân chứng tường thuật trực tiếp; kết quả điều tra dựa vào hồ sơ của Sở Liêm phóng Đông Dương; phản ứng của dư luận và hành động đối phó của chính quyền thực dân do chính Toàn quyền M. Merlin vạch ra Đáng ngạc nhiên là một tài liệu quan trọng như thế lại ít được các nhà sử học Việt Nam khai thác. Mãi đến năm 1973, báo cáo này mới được ông Phạm Mạnh Phan dịch ra tiếng Việt và cũng chỉ lưu hành như một tài liệu nghiệp vụ của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đến năm 2013, bản dịch của Phạm Mạnh Phan mới được đưa vào sách Phạm Hồng Thái và Tiếng bom Sa Diện (không có bản gốc tiếng Pháp). Để đông đảo bạn đọc có thể tiếp cận tư liệu quan trọng này, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đầy đủ bản gốc tiếng Pháp và bản dịch tiếng Việt báo cáo của Toàn quyền M. Merlin – cũng là bản dịch của Phạm Mạnh Phan, được các tác giả bài .