Biểu tượng dương trong văn hoá Việt Nam

Bài viết bàn về biểu tượng Dương (con dê) trong văn hoá Việt Nam. Dương là vấn đề tưởng rất đơn giản, dễ nói như kiểu văn hoá vậy, nghĩa là ai cũng có thể nói, nhưng khi đi vào nghiên cứu nghiêm túc thì không đơn giản chút nào. Ở bài viết này, chúng tôi không có tham vọng phân tích tất cả các vấn đề mang tính biểu tượng của Dương, mà chỉ cố gắng phân tích nó trong văn hoá Việt Nam, có đối chiếu văn hoá Trung Hoa cổ đại. | Biểu tượng dương trong văn hoá Việt Nam BIỂU TƯỢNG DƯƠNG TRONG VĂN HOÁ VIỆT NAM Tạ Đức Tú 1 Nhân dịp Tân xuân Ất Mùi, chúng tôi bàn về biểu tượng Dương (con dê) trong văn hoá Việt Nam. Dương là vấn đề tưởng rất đơn giản, dễ nói như kiểu văn hoá vậy, nghĩa là ai cũng có thể nói, nhưng khi đi vào nghiên cứu nghiêm túc thì không đơn giản chút nào. Ở bài viết này, chúng tôi không có tham vọng phân tích tất cả các vấn đề mang tính biểu tượng của Dương, mà chỉ cố gắng phân tích nó trong văn hoá Việt Nam, có đối chiếu văn hoá Trung Hoa cổ đại. 1. Từ Dương trong nghĩa chữ Hán Dương là một từ gốc Hán có tất cả 15 tự dạng (chữ) với ý nghĩa khác nhau: 羊 洋 恙 烊 佯 徉 楊 陽 鍚 禓 瘍 颺 暘 煬 瑒. Trong tiếng Việt, Dương phổ biến 5 tự dạng và nét nghĩa cơ bản sau: Dương 羊: con dê // dương xỉ Dương 陽: sáng, tốt, lớn // dương thế Dương 洋: biển lớn // viễn dương. Dương 揚: giơ lên, khen // biểu dương. Dương 楊: cây dương // bạch dương. Dương 羊 (con dê) trong chữ Hán đóng vai trò là một bộ thủ2 tạo các nét nghĩa tốt cho chữ Hán như: Quần 群 (bầy, đàn), Nghĩa 義 (việc nghĩa, việc nên làm), Hy 羲 (vua Phục Hy). Từ chữ hy 羲 này, thêm bộ Ngưu牜 (con trâu) vào sẽ thành chữ hy 犧 trong từ hy sinh 犧 牲. Đây là một từ đặc biệt: nguyên nghĩa của chữ hy 犧 này là để gọi tên con vật được chọn để hiến tế. Ngày xưa, mỗi khi cúng tế thần linh, thường hiến tế con muông còn sống. Người ta gọi nó là con sinh 牲. Chữ Hán phân biệt con vật được nuôi dùng trong đời sống để lấy sức khéo, thịt, sữa gọi thì là súc 畜 như từ gia súc, mục súc, súc sinh, súc vật trong tiếng Việt, còn con vật dùng để cúng tế thì gọi là sinh 牲. Trong tiếng Việt chúng ta có từ tam sinh 三 牲 cũng với hàm nghĩa thay thế ấy. Đến đời vua Thành Thang nhà Thương, khi làm lễ tế trời cầu mưa, tự mình phủ phục trước thái miếu để tế lễ thay vì phải giết con sinh, tục gọi là hy 犧. Con sinh đã đem tính mạng của mình vật tế trời, tức sinh mạng nó đã đem lại điều tốt đẹp cho xã tắc. Vua vì thương cảm cho con thú,

Bấm vào đây để xem trước nội dung
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.