Tài liệu thông tin đến các bạn thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam và giải thích, thực trạng cán cân vốn của Việt Nam và giải thích. Để nắm chi tiết các nội dung, tài liệu. | Cán cân thanh toán Việt Nam 1. Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam và giải thích Giai đoạn 1996-2001 Tài khoản vãng lai của Việt Nam tính theo % GDP Nguồn: IMF Từ đồ thị ta có thể thấy, thâm hụt cán cân vãng lai có xu hướng thu hẹp trong những năm 19961998 và trở nên thặng dư vào năm 1999. Thâm hụt cán cân thương vãng lai đỉnh điểm là vào năm 1996, xấp xỉ 10%. Những năm sau chứng kiến sự khởi sắc trong mức độ tăng trưởng, mặc dù vào năm 1997 và 1998 vẫn ở mức thâm hụt đáng cân nhắc, 5,93% và 3,84% respectively. Thêm nữa, khủng hoảng khu vực (và sự yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam) đã ảnh hưởng tiêu cực lên nguồn thu FDI của Việt Nam. Năm 1999 là năm chứng kiến sự thặng dư trong cán cân vãng lai và cũng là năm có mức thặng dư cao nhất trong tất cả các năm, hơn 4%. Nhưng những năm sau đó mức độ thặng dư dần bị giảm xuống. Giải thích: Trong năm 1999, việc khôi phục các nền kinh tế khu vực dẫn đến việc tăng nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cũng trong năm 1999, lần đầu tiên, với tỷ lệ tăng trưởng của hàng nhập khẩu thấp, cán cân vãng lai đã chuyển sang trạng thái thặng dư. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu và kết quả là thặng dư cán cân vãng lai dần dần bị thu hẹp. Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 2002-2010 Thời kỳ thâm hụt 20022010, hình 1 cho thấy trong 5 năm liên tiếp trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã ghi nhận sự thâm hụt ở quy mô nhỏ trong các giao dịch tài khoản vãng lai. Tiếp nối xu hướng này, cán cân vãng lai vẫn thâm hụt trong các năm 2007 và 2008, lên đến gần 7,0 tỷ USD (hay 9,8% GDP) và 10,8 tỷ USD (11,9% GDP) tương ứng. Những mức thâm hụt này ở quy mô lớn hơn rất nhiều so với mức thâm hụt hàng năm trong giai đoạn 2002 – 2006, khi mà cán cân vãng lai chỉ thâm hụt tối đa gần 1,9 tỷ USD (4,9% GDP) vào năm 2003. Mặc dù nền kinh tế .