Bài viết góp phần làm rõ thêm tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan của con người. Theo tác giả, tư duy kinh nghiệm có những giá trị, ưu thế nhất định, song cũng có những hạn chế mà tự nó không thể vượt qua. Do đó, để phát huy vai trò của tư duy kinh nghiệm, cần phải đặt nó trong một liên hệ thống nhất với tư duy lý luận, bởi chỉ có tư duy lý luận mới khắc phục được tính chất phiến. | Tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động thực tiên Bài viết góp phần làm rõ thêm tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan của con người. Theo tác giả tư duy kinh nghiệm có những giá trị ưu thế nhất định song cũng có những hạn chế mà tự nó không thể vượt qua. Do đó để phát huy vai trò của tư duy kinh nghiệm cần phải đặt nó trong một liên hệ thống nhất với tư duy lý luận bởi chỉ có tư duy lý luận mới khắc phục được tính chất phiến diện hạn hẹp của tư duy kinh nghiệm. Tư duy kinh nghiệm là một giai đoạn tất yếu của nhận thức lý tính nó có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Ở nước ta khi nói đến tư duy kinh nghiệm không ít người thường chỉ đề cập đến những hạn chế mà không thấy được những ưu điểm của nó. Vì vậy việc đánh giá đúng vai trò vị trí của tư duy kinh nghiệm để có thể phát huy những ưu điểm khắc phục những hạn chế của nó là việc làm cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong bài viết này chúng tôi chủ yếu cố gắng làm rõ vai trò của tư duy kinh nghiệm đối với hoạt động thực tiễn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của nước ta hiện nay. Tư duy kinh nghiệm là một giai đoạn của nhận thức lý tính mà trong đó người ta rút ra những tri thức về sự vật hiện tượng khách quan chủ yếu thông qua con đường khái quát quy nạp những tài liệu kinh nghiệm. Tư duy kinh nghiệm được hình thành một cách trực tiếp trong quá trình hoạt động thực tiễn của chủ thể nhằm mục đích cải biến khách thể. Nó thường phản ánh những thuộc tính tính chất của các đối tượng có tác động trực tiếp tới chủ thể. Đối tượng phản ánh của nó là những thuộc tính tính chất của khách thể hiện thực ngược lại đối tượng của tư duy lý luận là những khách thể trừu tượng. Sự khác nhau về mặt đối tượng được xem là dấu hiệu căn bản để phân biệt hai giai đoạn kinh nghiệm và lý luận trong nhận thức. Là những cấp độ khác nhau của cùng một quá trình nhận thức lý tính nhưng tư duy kinh nghiệm và tư duy lý