Trong những năm gần đây, làn sóng di cư đến một số tỉnh, thành rất mạnh đã đặt ra những vấn đề kinh tế, xã hội khá gay gắt. Giải quyết vấn đề di dân tự do trong mối quan hệ với việc bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân là vấn đề hết sức phức tạp cần được nhìn nhận đúng đắn và giải quyết một cách tổng thể. | Quyền tự do cư trú của công dân với vấn đề di dân tự do TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 05 QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN VỚI VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO Thân Thị Kim Nga, Lê Thị Huỳnh Như20 Tóm tắt: Di dân tự do là hiện tượng mang tính khách quan trong quá trình kinh tế phát triển với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Di dân tự do có những tác động tích cực và tiêu cực đối với xã hội. Trong những năm gần đây, làn sóng di cư đến một số tỉnh, thành rất mạnh đã đặt ra những vấn đề kinh tế, xã hội khá gay gắt. Giải quyết vấn đề di dân tự do trong mối quan hệ với việc bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân là vấn đề hết sức phức tạp cần được nhìn nhận đúng đắn và giải quyết một cách tổng thể. Từ khóa: di dân, di dân tự do, tự do cư trú Abstract: Free migration is an objective phenomenon in the economic development process with the socio-economic restructuring. Free migration has positive and negative impacts on society. In recent years, the wave of migration to some very strong provinces and cities has posed harsh economic and social problems. Addressing the issue of free migration in relation to ensuring citizens' freedom of residence is a very complex issue that needs to be properly and resolutely addressed. Keywords: immigration, free migration and residence 1. Tổng quan về quyền tự do cư trú và vấn đề di dân tự do Tự do cư trú là quyền con người, quyền cơ bản của công dân được pháp luật nước ta cũng như luật quốc tế ghi nhận. Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp 1946 - đã quy định quyền tự do cư trú của công dân và quyền này được ghi nhận trong tất cả các bản hiến pháp sau đó. Điều 23 Hiến pháp 2013 qui định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng quy định “Bất cứ ai cư trú hợp