Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm Xác định tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2014-2015. Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Mô tả hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm tại huyện Đông Anh, Hà Nội. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân đứng thứ nhất về gánh nặng bệnh tật cho y tế toàn cầu. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới. Phụ nữ mang thai và sinh con có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Trên thế giới, trầm cảm ở phụ nữ mang thai (PNMT) và sau sinh là khá phổ biến, tỷ lệ trầm cảm trong khi mang thai là 12,0% và sau sinh là 13,0%. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trầm cảm trong mang thai (TCMT) có liên quan đến sinh non, sinh nhẹ cân. Trầm cảm đối với PNMT nếu không được phát hiện và điều trị có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tâm thần và ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần và tính cách của trẻ trong tương lai. Bà mẹ bị trầm cảm thường có những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt. Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự tử, tự hủy hoại bản thân và con của họ. Một trong các nguyên nhân chính làm cho hậu quả của trầm cảm trở nên trầm trọng, đó là phụ nữ thường thiếu kiến thức để nhận biết triệu chứng của bệnh trầm cảm và không tìm sự giúp đỡ khi có dấu hiệu trầm cảm. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu tổng hợp các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến TCMT bao gồm có thai ngoài ý muốn, thiếu sự hỗ trợ xã hội, tiền sử thai chết lưu, tiền sử lo âu và trầm cảm. Một số nghiên cứu khác tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh .