Bài viết này chỉ ra quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày trước, cũng như cách họ “làm người” như thế nào trước tình cảnh của xã hội nam quyền. | Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận Hình ảnh phụ nữ trong ca dao người Việt từ góc nhìn nữ quyền luận Phạm Văn Hoá1 1 Trường Đại học Đà Lạt. Email: hoapv@ Nhận ngày 15 tháng 1 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 21 tháng 3 năm 2019. Tóm tắt: Từ trong lịch sử nhân loại, nữ giới đã bị xem là phụ thuộc nam giới. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, họ liên tục đóng vai là nhân vật đáng thương hại. Bất kể là ở phương diện địa vị hay là quyền làm người đều không được thoả mãn bình đẳng với nam giới. Văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là ca dao người Việt thể hiện khá rõ nét thân phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội nam quyền phong kiến. Đồng thời, ca dao cũng phản ánh thái độ phản kháng của họ trước sự đối xử bất bình đẳng. Bài viết này chỉ ra quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày trước, cũng như cách họ “làm người” như thế nào trước tình cảnh của xã hội nam quyền. Từ khoá: Ca dao người Việt, nữ giới, nữ quyền, xã hội nam quyền, thân phận. Phân loại ngành: Văn hóa học Abstract: In the history of humankind, women have been viewed as dependent on men. In Vietnamese feudal society, they constantly played the part of those who should be taken pity of. Regardless of both the position in the society and the right to be, which implies being treated as, a human being, they were not equal to men. Vietnamese folklore, especially Vietnamese ca dao (folk verses), clearly show the poor condition of women in a feudal male-dominated society. At the same time, the verses also reflect their resistance to unequal treatment. This article shows the quest for the right “to be human beings” of rural Vietnamese women in the past, as well as how they “got to be and behaved like human beings” in the context of a male-dominated society. Keywords: Vietnamese folk verses, female, feminism, male-dominated society, status. Subject classification: Culture studies .