Bài viết trình bày sơ lược về thực trạng xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua; đề cập đến quan điểm của Đảng về biện pháp xây dựng gia đình văn hóa. Từ đó, nêu lên một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đối với các hộ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp. Tôi hy vọng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ cho công tác xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Đồng Tháp cũng như giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa đối với mỗi con người. | Một số giải pháp xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY SV: Đoàn Thị Anh Thư, Lớp: ĐHCTXH15 GVHD: Kim Ngọc Tóm tắt Bài viết trình bày sơ lược về thực trạng xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua; đề cập đến quan điểm của Đảng về biện pháp xây dựng gia đình văn hóa. Từ đó, nêu lên một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đối với các hộ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp. Tôi hy vọng bài viết sẽ đóng góp một phần nhỏ cho công tác xây dựng gia đình văn hóa tại tỉnh Đồng Tháp cũng như giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa đối với mỗi con người. Từ khóa: Giải pháp, xây dựng gia đình văn hóa. 1. Mở đầu Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã bàn đến trách nhiệm của gia đình trong