Di sản văn hóa là linh hồn của nhiều tour du lịch nhân văn và lễ hội Dạ cổ hoài lang chính là linh hồn của các tour du lịch đến Bạc Liêu, là chất men say để thu hút và giữ chân du khách. Mặc dù được hình thành và phát triển khá muộn, song lễ hội Dạ cổ hoài lang hiện nay không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu mà còn góp phần vào tiềm năng du lịch đa dạng của hoạt động du lịch ĐBSCL. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp hợp lý cho việc khai thác giá trị của lễ hội Dạ cổ hoài lang vào hoạt động du lịch là điều cần thiết nhất hiện nay. | Khai thác giá trị của lễ hội Dạ Cổ Hoài Lang, tỉnh Bạc Liêu vào hoạt động du lịch TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH KHAI THÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI DẠ CỔ HOÀI LANG, TỈNH BẠC LIÊU VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SV: Nguyễn Văn Khoa, lớp ĐHVNH17 GVHD: ThS. Lê Thị Thanh Yến Tóm tắt Di sản văn hóa là linh hồn của nhiều tour du lịch nhân văn và lễ hội Dạ cổ hoài lang chính là linh hồn của các tour du lịch đến Bạc Liêu, là chất men say để thu hút và giữ chân du khách. Mặc dù được hình thành và phát triển khá muộn, song lễ hội Dạ cổ hoài lang hiện nay không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu mà còn góp phần vào tiềm năng du lịch đa dạng của hoạt động du lịch ĐBSCL. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp hợp lý cho việc khai thác giá trị của lễ hội Dạ cổ hoài lang vào hoạt động du lịch là điều cần thiết nhất hiện nay. Từ khóa: Lễ hội Dạ cổ hoài lang, Du lịch Bạc Liêu, lễ hội tưởng nhớ Cao Văn Lầu. 1. Đặt vấn đề Như chúng ta đều biết, không kể các lễ hội tôn giáo, mỗi lễ hội cổ truyền cũng như lễ hội lịch sử, cách mạng đều được hình thành trong quá trình lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu riêng và chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa cao đẹp, đậm đà bản sắc Việt. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự thay đổi nhiều mặt của đất nước, lễ hội ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Lễ hội chính là thái độ thể hiện lòng biết ơn và sự ngưỡng vọng, tôn vinh của người đời sau đối với công lao và đức độ của các đối tượng đáng kính mà họ tôn thờ. Do vậy mà lễ hội được coi là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, là một trong những môi trường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc rất tốt cho lớp trẻ, là một nhu cầu tinh thần chính đáng của mọi người, cần được trân trọng. Một đất nước có nhiều lễ hội như nước ta chứng tỏ người Việt ta đã có một bề dày văn hóa phong phú và lâu đời, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” biết .