Quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh - Thực trạng và giải pháp

Thành phố Cao Lãnh là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, lễ hội truyền thống là một trong những thành phần rất được quan tâm của cộng đồng và xã hội ở thành phố Cao Lãnh, nó thể hiện sự gắn kết cộng đồng, sự sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của mỗi con người, mà sự sáng tạo ấy được bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng và giải pháp quản lý lễ hội sẽ góp phần làm rõ vai trò và giá trị của lễ hội truyền thống đối với địa phương, nhằm giúp các bạn sinh viên, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về văn hóa có thêm cái nhìn mới về quản lý lễ hội truyền thống để phục vụ cho công tác quản lý và học tập. | Quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh - Thực trạng và giải pháp TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SV: Trần Thánh Tông, Lớp: ĐHQLVH15A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Thành phố Cao Lãnh là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, lễ hội truyền thống là một trong những thành phần rất được quan tâm của cộng đồng và xã hội ở thành phố Cao Lãnh, nó thể hiện sự gắn kết cộng đồng, sự sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của mỗi con người, mà sự sáng tạo ấy được bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau. Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng và giải pháp quản lý lễ hội sẽ góp phần làm rõ vai trò và giá trị của lễ hội truyền thống đối với địa phương, nhằm giúp các bạn sinh viên, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu về văn hóa có thêm cái nhìn mới về quản lý lễ hội truyền thống để phục vụ cho công tác quản lý và học tập. Từ khóa: quản lý lễ hội, lễ hội truyền thống, thành phố Cao Lãnh. 1. Đặt vấn đề Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, là nơi thể hiện truyền thống dân tộc uống nước nhớ nguồn, cũng là môi trường lưu giữ và giáo dục cho các thế hệ những giá trị văn hóa của tiền nhân. Di sản văn hoá (DSVH) là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta [3, ]. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng đã khẳng định: DSVH (trong đó có lễ hội) là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa [2, ]. Chính vì thế lễ hội truyền thống không chỉ có ý nghĩa trong nền văn hóa xưa mà còn ý nghĩa hơn trong nền văn hóa xã hội đương đại. Việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp hợp lý góp phần bảo tồn và phát huy di sản

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
51    315    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.