So sánh khả năng chịu mặn của một số giống ngô (Zea mays L.) trong điều kiện mặn nhân tạo

Năm giống ngô LVN10, LVN61, LVN99, LVN152, VS71 được sử dụng trong nghiên cứu này để so sánh, phân nhóm về mức độ chịu mặn thông qua khả năng sinh trưởng ở giai đoạn nảy mầm và cây con được ba lá. Trong giai đoạn nảy mầm, hạt ngô sau khi ngâm nước 24 giờ được đặt vào các dung dịch NaCl: 0, 100, 150, 200, 250 mM, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng sau 72 giờ. | So sánh khả năng chịu mặn của một số giống ngô (Zea mays L.) trong điều kiện mặn nhân tạo HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 48-56 This paper is available online at SO SÁNH KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ (Zea mays L.) TRONG ĐIỀU KIỆN MẶN NHÂN TẠO Điêu Thị Mai Hoa* và Phan Thị Ngọc Ánh Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Năm giống ngô LVN10, LVN61, LVN99, LVN152, VS71 được sử dụng trong nghiên cứu này để so sánh, phân nhóm về mức độ chịu mặn thông qua khả năng sinh trưởng ở giai đoạn nảy mầm và cây con được ba lá. Trong giai đoạn nảy mầm, hạt ngô sau khi ngâm nước 24 giờ được đặt vào các dung dịch NaCl: 0, 100, 150, 200, 250 mM, tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng sau 72 giờ. Trong giai đoạn cây con, các hạt đã nảy mầm được trồng trong dung dịch dinh dưỡng Knop bổ sung NaCl: 0, 50, 75, 100, 125 mM, sau 15 ngày sinh trưởng tiến hành thu mẫu để xác định các chỉ tiêu như chiều cao cây, chiều dài rễ, khối lượng khô và đánh giá mức chống chịu qua hình thái lá. Đánh giá khả năng chịu mặn qua hình thái của các giống ngô trong nồng độ NaCl 100 mM, kết hợp với các chỉ tiêu về sinh trưởng, giống VS71, LVN99 có khả năng chống chịu khá; LVN61, LVN152 chống chịu trung bình và LVN10 mẫn cảm với mặn. Các kết quả nghiên cứu mới này có thể sử dụng cho việc chọn giống ngô chịu mặn. Từ khóa: Chịu mặn, nảy mầm, sinh trưởng, Zea mays L. 1. Mở đầu Ngô (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trên thế giới sau lúa mì và lúa gạo. Tuy nhiên, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 5,4 triệu tấn ngô, tăng 28,7% so so với cùng kì năm 2017 [1]. Trong những năm gần đây, diện tích gieo trồng đang dần bị giảm do quá trình đô thị hóa cùng với sự xâm nhập mặn của nước .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.