Nghiên cứu về các loài rết - lớp chân môi (Chilopoda) bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở Vườn quốc gia Hoàng Liên được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11 năm 2018. Mẫu vật được thu tại 4 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: rừng cây gỗ, rừng hỗn giao (gỗ và tre nứa), rừng tre nứa, khu dân cư + đất nông nghiệp. | Dẫn liệu về thành phần loài và phân bố các loài rết (Chilopoda: Scolopendromorpha, Scutigeromorpha) ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Việt Nam HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 82-89 This paper is available online at DẪN LIỆU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CÁC LOÀI RẾT (CHILOPODA: SCOLOPENDROMORPHA, SCUTIGEROMORPHA) Ở VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, VIỆT NAM Nguyễn Đức Hùng1*, Đỗ Đức Quân1, Trần Thị Thanh Bình1,4 Vũ Thị Hà2, Nguyễn Đức Anh2 và Lê Xuân Sơn3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 1 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật 3 Viện Sinh thái Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 4 Trung tâm nghiên cứu động vật đất, trường ĐHSP Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu về các loài rết - lớp chân môi (Chilopoda) bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở Vườn quốc gia Hoàng Liên được tiến hành trong tháng 5 và tháng 11 năm 2018. Mẫu vật được thu tại 4 sinh cảnh của khu vực nghiên cứu bao gồm: rừng cây gỗ, rừng hỗn giao (gỗ và tre nứa), rừng tre nứa, khu dân cư + đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 13 loài và phân loài thuộc 2 bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha. Bộ Scolopendromorpha gặp 12 loài và phân loài thuộc 6 giống, 3 họ (Cryptopidae, Scolopendridae, Scolopocryptopidae). Bộ Scutigeromorpha gặp 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ (Scutigeridae). Bổ sung cho danh sách loài rết khu vực Tây Bắc, Việt Nam 1 loài (Cryptops spinipes). Rừng cây gỗ và rừng hỗn giao có sự tương đồng về thành phần loài cao nhất (64,45%), thấp nhất là ở sinh cảnh khu dân cư + đất nông nghiệp và rừng hỗn giao có độ tương đồng (35,65%). Chỉ số đa dạng sinh học (H’) cho thấy ở khu vực nghiên cứu đa dạng rết thuộc bộ Scolopendromorpha và Scutigeromorpha ở mức trung bình; Chỉ số đa dạng sinh học (H’) cao nhất là ở sinh cảnh rừng hỗn giao (1,81), giảm dần ở rừng cây gỗ (1,64), khu dân cư + đất nông nghiệp (1,47) và thấp nhất là rừng tre